728x90 AdSpace

  • Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

    "Thuần hóa" kết nối WiFi phức tạp trên Windows 8

    nino24 ) - "Thuần hóa" kết nối WiFi phức tạp trên Windows 8
    Một số điều cần biết về kết nối Wifi trong Windows 8.

    Khi so sánh với sự tiện lợi của Windows 7, thao tác kết nối không dây của Windows 8 được nhiều người đánh giá là khá phiền toái. Một số tùy chỉnh đáng lẽ nên được để sẵn ở vị trí dễ truy cập thì lại được giấu khá kĩ. Người dùng sẽ không hiếm khi gặp trục trặc khi kết nối với mạng không dây cụ thể nào đó, hoặc nhận ra rằng Windows đang tự động kết nối với một mạng ngoài ý muốn (trường hợp nằm trong phạm vi phủ sóng của nhiều mạng đã được ghi nhớ mật khẩu), hoặc thường xuyên bị hỏi xác thực PEAP trước khi có thể vào mạng. Hoặc có thể bạn chỉ muốn sử dụng laptop Windows 8 của mình làm wi-fi hotspot nhưng không biết nên làm như thế nào. Tuy giải pháp khắc phục các vấn đề này không hiện hữu ngay trước mắt, nhưng một khi chúng ta đã biết cách làm, thì thực chất chúng không có gì khó khăn cả.

    Mọi thứ đều phải bắt đầu từ cơ bản – vì vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ việc kết nối với mạng không dây trong Windows 8.

    Ở trạng thái mặc định, các máy tính chạy Windows 8 sẽ được tự động kết nối với một mạng Wifi đã biết khi hệ điều hành khởi động. Các mạng có sử dụng mật khẩu bảo mật ta đã truy cập trước đó sẽ được ưu tiên, nếu không Windows sẽ cố gắng tìm một mạng Wifi “mở” (không đặt mật khẩu) và hiển thị thông báo yêu cầu người dùng chọn loại mạng (home, work hay public).


    Tuy nhiên điều này sẽ không xảy ra nếu Wifi không được bật sẵn. Ngoài các phím chức năng trên bàn phím của đa số các loại laptop, ta còn cần kiểm tra cài đặt của Windows. Truy cập cài đặt này từ Settings trên thanh Charmbar, trạng thái mạng không dây Unavailable sẽ được hiển thị bên dưới icon kết nối không dây quen thuộc, click vào đây để vào phần cài đặt (hoặc tìm “Wire” từ ô search). Chỉ khi Wifi đã được cấu hình sang On, Windows mới bắt đầu quá tình tìm kiếm và tự động kết nối đến các mạng mở hoặc cho phép bạn chọn một mạng có mật khẩu bảo mật để kết nối.


    Cách kết nối thủ công thời xưa, tự tạo một icon kết nối riêng cho mỗi mạng vẫn tồn tại ở vị trí cũ trong Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center > Setup a new connection or network > Manually connect to a wireless network.

    Thay đổi độ ưu tiên của từng mạng Wifi

    Nhiều người dùng lâu năm của Windows 7 hẳn đã sớm nhận ra, có rất nhiều chức năng của hệ điều hành này không được đưa lên phiên bản kế nhiệm. Trong số đó phải kể đến phần wireless network manager, cho phép chúng ta chỉnh độ ưu tiên của từng mạng không dây trong trường hợp Windows bắt được sóng từ nhiều mạng (đã được lưu mật khẩu) cùng lúc. Trong Windows 8, rất tiếc là điều này dường như đã trở nên bất khả thi, cả trong các cấu hình từ giao diện desktop truyền thống lẫn các tùy chọn trong Modern UI. Vì vậy nhiều khi người dùng phải chọn cách bỏ đánh dấu “Connect automatically” nhằm tránh việc kết nối nhầm mạng, khiến cho quá trình vào mạng không dây trở nên thủ công một cách không cần thiết.


    Rất may, vẫn tồn tại một giải pháp cho việc này mà không cần dùng đến các phần mềm từ bên thứ ba. Đó là sử dụng Command Prompt. Khi search Command prompt từ trên Charmbar, ta sẽ bắt gặp 2 lựa chọn là Command Prompt và Command Prompt as Administrator. Để thực hiện thao tác này, ta sẽ cần dùng Command Prompt as Administrator (chọn yes ở thông báo tiếp theo nếu bạn chưa tắt UAC). Trong Windows 8.1, tùy chọn Command Prompt as Administrator sẽ không xuất hiện mà thay vào đó ta sẽ cần chuột phải vào vào tùy chọn Command Prompt và Run as administrator như thường lệ.

    Và sau đây là câu lệnh bạn cần dùng trong cửa sổ dòng lệnh

    netsh wlan show profiles


    Lúc này ta sẽ thấy danh sách tất cả các mạng Wifi mà Windows 8 đã từng lưu kết nối được liệt kê theo từng card mạng (interface) Wifi. Nếu nhận thấy mạng không dây mà bạn muốn dùng không thuộc nhóm đầu danh sách, đây là lúc ta cần sử dụng các câu lệnh để điều chỉnh thứ tự lại đôi chút.

    netsh wlan set profileorder name=”[Tên mạng Wi-fi]” interface=”[tên card mạng Wi-fi]” priority=[thứ tự]

    Trong ví dụ ở hình trên, nếu muốn mạng mạng tên citadel có độ ưu tiên cao nhất, câu lệnh cần đánh sẽ là

    netsh wlan set profileorder name=”citadel” interface=”WiFi” priority=1

    Thứ tự priority sẽ được xét từ trên xuống dưới danh sách. Nếu mạng ở đầu danh sách không hiện hữu, Windows sẽ ưu tiên kết nối với các mạng xếp thứ 2, 3, 4, 5.v.v sau đó. Để kiểm tra các thay đổi, ta có thể dùng lại câu lệnh netsh wlan show profiles để hiển thị lại danh sách.

    Sử dụng công cụ của bên thứ ba

    Những người dùng vẫn còn ngần ngại với việc sử dụng dòng lệnh như ở trên, có rất nhiều công cụ có thể giúp thao tác này trở nên dễ dàng hơn. Trong đó trước hết phải kể đến WiFi của trang The Windows Club .

    WiFi Profile Manager 8 hoạt động ở chế độ portable, cung cấp cho người dùng các tùy chọn


    - Hiển thị danh sách các Network Profiles
    - Thay đổi thứ tự danh sách tương tự như trên, nhưng bằng giao diện đồ họa
    - Xuất danh sách ra file XML
    - Nhập danh sách từ file XML
    - Xóa Profiles mạng không dây.

    Lưu chứng thực PEAP

    Protected Extensible Authentication Protocol (PEAP) là một trong các giao thức mạng không dây ra đời nhằm tăng tính bảo mật dữ liệu. Không như các giao thức phổ biến nhất hiện nay là WEP hay WPA, WPA2, người dùng muốn kết nối vào một mạng không dây bảo mật bằng PEAP sẽ phải nhập username, password và tên domain mỗi lần thực hiện kết nối.

    Thao tác thủ công trong tất cả các phiên kết nối này dĩ nhiên khiến nhiều người cảm thấy bất tiện. Rất may, Windows 8 có sẵn các tùy chọn để cho phép người dùng lưu lại các thông số kết nối đến mạng Wi-fi PEAP.

    Sau khi xác định mạng PEAP mà bạn muốn kết nối, chuột phải và chọn View connection properties. Trong cửa sổ tiếp theo, chọn phần Security > Advanced Settings.


    Trong tab 802.1x, chọn Specify authentication mode, User authentication option và đến Replace/Save credentials. Tiếp theo ta chỉ cần nhập thông tin chứng thực mạng (username, password, domain) một lần – Windows sẽ không yêu cầu bạn nhập lại chúng trong các lần kết nối sau.


    Một số chức năng như Wireless Hotspot – tuy đã sớm xuất hiện trên các hệ điều hành di động – nhưng hiện nay vẫn bị Microsoft “làm ngơ” không tích hợp vào hệ điều hành của mình. Với những ai muốn sử dụng laptop của mình làm điểm truy cập Internet cho các thiết bị khác trong nhà, hiện nay thì lựa chọn duy nhất vẫn là sử dụng các phần mềm của hãng thứ ba như Connectify.


    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino 24



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !
    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    • Nino24 Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: "Thuần hóa" kết nối WiFi phức tạp trên Windows 8 Rating: 5 Reviewed By: Poster
    Scroll to Top