728x90 AdSpace

  • Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

    Giải pháp SAP ERP cho ngành Bán lẻ

    nino24 ) - Giải pháp SAP ERP cho ngành Bán lẻ

    Vancouver, "", Canada --- Man paying with credit card at grocery store --- Image by © Noel Hendrickson/Blend Images/Corbis

    Thị trường bán lẻ ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng trở nên sôi động. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương: Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao. Thị trường sôi động nhưng đi kèm với đó là sự cạnh tranh khốc liệt do có sự góp mặt của rất nhiều các đại gia trong Ngành, đứng trước những thách thức đó các Doanh nghiệp Việt Nam cần có những hành động thiết thực và nhanh chóng.

    Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ đối diện với 2 thách thức lớn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và khả năng tồn tại lâu dài. Thách thức kép đó bao gồm:

    Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường: Để giành chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh, nhà bán lẻ phải thực sự hiểu nhu cầu mua sắm của khách hàng tiêu dùng và phản hồi một cách kịp thời.

    Áp lực điều tiết: Để đáp ứng được khả năng điều tiết, nhà bán lẻ cần có cơ chế thông tin đồng bộ, trong suốt trong toàn bộ tổ chức, hệ thống báo cáo nghiệp vụ kịp thời hỗ trợ lãnh đạo ra các quyết định mua/bán.
    Thách thức kép này đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ cần có một cơ chế kiểm soát thông tin chặt chẽ, đồng bộ hỗ trợ toàn bộ các cấp trong mô hình kinh doanh. Một hệ thống ERP toàn diện nhằm tích hợp hệ thống thông tin, loại bỏ dữ liệu dư thừa và cung cấp các báo cáo kịp thời.Hình 1: Khó khăn của DN bán lẻ khi thiếu hệ thống ERP tập trung
    Theo đánh giá của Gartner, hiện tại SAP đang giữ vị trí số 1 trên thị trường cung cấp các giải pháp ERP. Bên cạnh việc cung cấp các giải pháp quản trị chung cho mọi ngành, SAP còn xây dựng gói sản phẩm ERP cho từng ngành/lĩnh vực đặc thù. Và bán lẻ là 1 trong số 25 lĩnh vực đặc thù được SAP cung cấp bộ giải pháp chuyên biệt.Hình 2: Bản đồ giải pháp SAP cho ngành Bán lẻ
    Bộ giải pháp SAP for Retail cung cấp giải pháp được cấu trúc dành cho nhiều ngành/nghề (Segment) bán lẻ khác nhau, như:

    Food Retail

    Hardlines

    Softlines

    Hình 3: Phân loại ngành nhỏ trong lĩnh vực bán lẻ
    Bộ giải pháp được chia thành 3 nhóm chính:
    Merchandise lifecycle

    Demand Forecasting: Dự báo các nhu cầu mua bán hàng hóa theo mô hình dự báo tĩnh & động. Các mô hình dự báo được thực hiện dựa trên dữ liệu lịch sử kết hợp với các yếu tố tác động thời vụ.

    Merchandise, Assortment & Space Planning and Optimization: Lập kế hoạch và thực thi các nghiệp vụ mua sắm hàng hóa. Xây dựng kế hoạch phân định hàng hóa (assortment) theo cấu trúc kênh bán hàng.

    Item management: Quản lý các ngành hàng phân phối với những thuộc tính, quy cách đặc thù của bán lẻ.

    Retail Price Management: Quản lý tổ chức giá bán/ giá mua cho hàng hóa trên các kênh.

    Promotion Management: Thiết lập và quản lý các chương trình khuyến mại theo điều kiện thực thi.

    Markdown Management: Tối ưu hóa tần xuất, thời gian và mức độ của giá giảm để đảm bảo thanh khoản đạt giá trị cao nhất, qua đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
    Supply chain management: Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc mua bán hàng hóa và hoàn tất thủ tục giao hàng. Cung cấp thông tin tồn kho sẵn có theo thời gian thực. Giải pháp hỗ trợ các phương pháp như: giao hàng tại kho, quản lý tồn kho, vận chuyển, giúp các nhà bán lẻ duy trì được chất lượng dịch vụ cao và tối ưu hóa nguồn lực lao động.
    Store and Multi Channel: Quản lý kênh bán hàng

    Point-of-Sale: Quản lý kênh bán hàng tại các siêu thị, điểm bán hàng có sử dụng máy POS.

    Store Operations: Quản lý vận hành các chuỗi siêu thị.

    Catalog Management & e-commerce: Quản lý kênh bán hàng thương mại điện tử.

    Call Center: Tích hợp quản lý các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

    Multi-Channel Customer Service: Tích hợp dịch vụ chăm sóc khách hàng qua các kênh.

    Multi-Channel Customer Loyalty: Tích hợp dịch vụ quản lý khách hàng thân thiết, các chương trình áp dụng điểm thưởng, điểm tích lũy.
    Với khả năng đáp ứng bao trùm của bộ giải pháp, SAP đã được rất nhiều khách hàng trên thế giới sử dụng.
    Tổng số giao dịch trên hệ thống SAP cho ngành bán lẻ đã chạm đến mức 16 ngàn tỉ USD.
    Hơn 12,200 khách hàng hoạt động trong ngành bán lẻ trên 119 quốc gia.

    Châu Phi: 370+,

    Châu Á: 1800+,

    ANZ: 430+,

    Châu Âu: 3600+,

    Mỹ La tinh: 2600+,

    Bắc Mỹ: 3200+.
    Theo thống kê công bố bởi tạp chí Forbes Global 2000, các doanh nghiệp sử dụng SAP bao gồm:

    88% các công ty hoạt động tiêu dùng,

    86% các công ty hoạt động bán lẻ,

    94% các công ty hoạt động bán lẻ thức ăn,

    83% các công ty hoạt động bán lẻ điện máy, đồ điện tử,

    81% các công ty hoạt động trung tâm mua sắm,

    100% các công ty hoạt động bán lẻ trên mạng internet.Hình 4: Một số khách hàng nổi bật
    Lợi ích của việc áp dụng SAP trên toàn bộ hệ thống giúp đạt được các chỉ số cạnh tranh như:

    Budget-to-Close: Giảm thời gian đóng kỳ kế toán;

    Warehouse Management: Quản lý tối ưu vận hành kho bãi;

    Order-to-Cash: Nâng cao hiệu quả bán hàng, giảm lượng hàng trả lại;

    Procurement-to-Pay: Nâng cao hiệu quả quản lý đơn mua hàng;

    Supply-Chain-Management: Giảm mức tồn kho, cắt giảm các chi phí vận chuyển;

    Customer-Relationship-Management: Quản lý chăm sóc khách hàng.
    Thị trường bán lẻ ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng trở nên sôi động. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương: Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao.

    Thị trường sôi động nhưng đi kèm với đó là sự cạnh tranh khốc liệt do có sự góp mặt của rất nhiều các đại gia trong Ngành, bắt đầu lấn sân và mở rộng chuỗi hoạt động đa quốc gia như Lotte – tập đoàn bán lẻ số 1 Hàn Quốc, chuỗi trung tâm mua sắm Aeon, Central Group – tập đoàn bán lẻ số 1 Thái Lan với các thương vụ mua bán và sát nhập Nguyễn Kim, BigC…

    Những đại gia lớn có rất nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có thuận lợi về vốn và trình độ quản trị hơn DN Việt. Công ty mẹ là những đại gia bán lẻ toàn cầu, có trường vốn và thể hiện rõ chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng lưới, đội ngũ và thương hiệu. Họ có mức độ chuyên nghiệp, mức độ đảm bảo uy tín và rất nhiều lợi thế khác.

    Đứng trước thách thức lớn đó, những doanh nghiệp Việt Nam cần phải có động thái tích cự nhằm cải tiến những điểm hạn chế của mình như: nâng cao phương thức quản trị, sự ổn định của nguồn hàng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cắt giảm lãng phí do hệ thống quản trị rời rạc và thông tin thiếu kịp thời… Sức ép này cũng là dịp để các doanh nghiệp xem lại mô hình kinh doanh của mình, chủ động phát triển theo hướng chuyên nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh.

    Áp dụng hệ thống ERP trong công tác quản trị giờ đây đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. Tham gia một thị trường ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp càng cần phải trang bị những phương thức quản trị tiên tiến, công cụ hiện đại để giúp loại bỏ lãng phí và thừa hưởng những kinh nghiệm thực tiễn thành công (best-practice) trong ngành nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.




















    Nguồn :


    Người viết : Minh Thắng
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    • Nino24 Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: Giải pháp SAP ERP cho ngành Bán lẻ Rating: 5 Reviewed By: Poster
    Scroll to Top