• Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

    Giải mã ký hiệu kỳ lạ trên điều khiển điều hòa nhiệt độ

    nino24 ) - Giải mã ký hiệu kỳ lạ trên điều khiển điều hòa nhiệt độ

    Hầu như chúng ta chỉ biết các ký hiệu đơn giản trên điều khiển điều hòa nhiệt độ như tắt, bật, tăng, giảm nhiệt độ còn một số ký hiệu kỳ lạ thì chẳng ai biết đấy là gì.



    Cùng tìm hiểu chức năng của một số ký hiệu kỳ lạ trên chiếc điều khiển điều hòa nhà mình để biết cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện nhất nhé.

    3 chức năng nhiệt độ cơ bản Cool, Dry, Heat...



    Cool (hình bông tuyết): chế độ mát.

    Dry (hình giọt nước): chế độ khô. Chức năng này làm giảm nhiệt độ trong phòng bằng cách giảm độ ẩm.

    Heat (hình Mặt Trời): chế độ sưởi, chỉ có với điều hòa hai chiều.

    Auto: chế độ tự động. Ở chế độ này, màn hình sẽ không hiện thông số, điều hòa sẽ tự động điều chỉnh: nhiệt độ, độ ẩm, sức gió... tuỳ theo điều kiện môi trường xung quanh.
    1. Biểu tượng cánh quạt thứ 2



    Bên cạnh biểu tượng quạt gió thông thường, một số điều hòa hiện đại còn có biểu tượng cánh quạt thứ 2, giống như hình trên.

    Đây là chức năng X-fan. Khi bật chức năng này, sau khi tắt điều hòa, quạt vẫn sẽ chạy khoảng 10 phút, để làm khô hệ thống cũng như gia tăng tuổi thọ cho máy.
    2. Biểu tượng cây thông và ngôi nhà



    Một trong những ký hiệu kỳ lạ và khó hiểu nhất của điều hoà chính là biểu tượng hình cây thông. Đây là ký hiệu của chức năng Health - chỉ có trên những máy điều hòa hiện đại, áp dụng công nghệ mới.

    Chức năng này kích hoạt máy ion không khí có trong điều hòa, có tác dụng lọc sạch bụi bẩn, thậm chí là virus trong không khí ở tốc độ nhanh nhất.

    Đi kèm với Health là chức năng Scavenging (thu rác) - thường được đính chung một nút bấm. Chức năng này đổi dần không khí từ ngoài vào trong để lọc sạch mùi trong không khí. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ bên ngoài thì Scavenging còn có thể giúp phòng hạ nhiệt nhanh hơn bình thường.

    Về cơ bản, hai chức năng này của điều hòa tốt cho sức khỏe của người sử dụng, nhưng chúng lại rất tốn điện.

    Mỗi hãng điều hòa sẽ có chức năng riêng, muốn biết và sử dụng hết các chức năng đó các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    7 công cụ vẽ sơ đồ miễn phí tốt nhất cho Windows


    Sơ đồ luồng (flowchart) không chỉ dành cho các kĩ sư, lập trình viên và những người quản lý. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng chúng, đây là một cách đặc biệt giúp tinh giản công việc và cuộc sống của bạn, thậm chí còn giúp bạn thoát khỏi những thói quen xấu.

    Vấn đề duy nhất là: cách tốt nhất để tạo sơ đồ luồng là gì?

    Có rất nhiều ứng dụng tạo sơ đồ xuất sắc nhưng lại có giá cao. Microsoft Visio - lựa chọn phổ biến nhất có giá 300 USD (độc lập) hoặc 13 USD mỗi tháng (trên Office 365). ConceptDraw Pro có giá 200 USD và Edraw Max là 180 USD. Câu hỏi đặt ra là: Có thực sự cần thiết để tốn nhiều tiền cho một công cụ vẽ sơ đồ như vậy không?

    Câu trả lời là không. Có rất nhiều lựa chọn miễn phí đủ tốt, đặc biệt là cho những mục đích phi kinh doanh. Bạn có thể học cách tạo sơ đồ hấp dẫn trong Microsoft Word nếu bạn đã có ứng dụng cho riêng mình hoặc sử dụng một trong những ứng dụng miễn phí trên Windows dưới đây.
    1. Dia

    Dia là ứng dụng vẽ sơ đồ miễn phí và đầy đủ tính năng. Ứng dụng này cũng hoàn toàn là mã nguồn mở theo giấy phép GPLv2. Ứng dụng này rất mạnh, mở rộng và dễ sử dụng.



    Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thay thế miễn phí tốt nhất cho Microsoft Visio thì bạn nên chọn Dia.

    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Giao diện đơn giản và trực quan.
    Nhiều định dạng chuẩn, gồm UML, mạch và cơ sở dữ liệu.
    Thêm các hình dạng tùy chỉnh sử dụng XML và SGV.
    Có thể tạo màu cho các hình dạng và văn bản với bảng màu chuẩn hoặc tùy chỉnh.

    Download Dia
    2. yEd Graph Editor

    yEd Graph Editor là một công cụ tuyệt vời và được cập nhật liên tục cho các sơ đồ luồng, biểu đồ, biểu đồ cây, biểu đồ mạng và nhiều hơn thế. Bạn có thể tải ứng dụng dưới dạng tệp JAR (yêu cầu Java trên hệ thống) hoặc EXE (bao gồm trình cài đặt Java). Ứng dụng này rất mạnh và linh hoạt, giao diện dựa trên Swing.



    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Dễ dàng tạo các biểu đồ có chất lượng chuyên nghiệp.
    Tự động sắp xếp các yếu tố biểu đồ từ lộn xộn đến gọn gàng.
    Định tuyến đường trực giao và tổ chức cho các kết nối.
    Có sẵn một số tùy chọn xuất như PNG, JP, SVG và PDF.

    Download yEd Graph Editor
    3. ThinkComposer

    ThinkComposer là công cụ dành cho các chuyên gia. Ngoài các sơ đồ luồng, nó có thể xử lý mô hình kinh doanh, sơ đồ lớp, sơ đồ phả hệ, sơ đồ thời gian, biểu đồ Use Case... Sẽ mất một chút thời gian cho một hoặc hai biểu đồ nhưng là một lựa chọn khôn ngoan nếu bạn phải đối phó với các sơ đồ luồng hàng ngày hoặc hàng tuần.



    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Tạo các nút và kết nối tái sử dụng, tùy chỉnh.
    Các biểu đồ sâu, đa cấp độ cho biểu hiện hình ảnh đầy đủ của các ý tưởng.
    Các thành phần có thể kết hợp nhiều biểu đồ và đồ thị khác nhau.
    Tạo các báo cáo PDF, XPS hoặc HTML dựa trên dữ liệu của bạn.
    Mã nguồn mở và có thể mở rộng với các plugin.

    Download ThinkComposer
    4. Pencil Project

    Pencil Project là một ứng dụng cũ bị "thất sủng" do sự gián đoạn phát triển lâu dài, nhưng nó đã trở lại vào năm 2015 và phiên bản 3.0.0 được phát hành vào năm 2017. Tất cả các tính năng trong Pencil Project đều được cập nhật khiến nó trở nên hữu ích hơn. Đây là sự lựa chọn cho bất cứ ai cần một sơ đồ nhanh chóng, đơn giản mà không cần nghiên cứu sâu.



    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Hàng tấn các hình dạng được tích hợp trong các loại biểu đồ và giao diện.
    Tạo hình dạng của riêng bạn hoặc cài đặt bộ sưu tập của người khác.
    Một số tùy chọn xuất như PNG, SVG, PDF và HTML.
    Nhập công cụ duyệt clipart từ OpenClipart.org để sử dụng trong biểu đồ và sơ đồ.

    Download Pencil Project
    5. LibreOffice Draw

    LibreOffice được cho là sự thay thế tốt nhất cho Microsoft Office trong việc xử lý văn bản, bảng tính, thuyết trình và thậm chí là biểu đồ hình ảnh. Với tính năng LibreOffice Draw, bạn có thể dễ dàng thêm các shape, symbol, line, connection, text, image và nhiều thứ hơn nữa. Một tính năng thú vị nữa của Draw là tạo ra các smart connector (đường nối thông minh) giúp kết nối nhanh các khối hình lại với nhau. Nhìn chung, ứng dụng này rất linh hoạt và hữu ích với mọi đối tượng người dùng.



    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Các kích thước trang tùy chỉnh, tuyệt vời cho tất cả các loại biểu đồ.
    Bản đồ trang giúp làm việc dễ dàng trên nhiều biểu đồ.
    Các thao tác đối tượng nâng cao, gồm bộ điều khiển 3D.
    Có thể mở (nhưng không lưu vào) định dạng Microsoft Visio.

    Download bộ LibreOffice
    6. Diagram Designer

    Diagram Designer là một ứng dụng hơi thô sơ bởi nó chưa được cập nhật từ năm 2015. Tuy nhiên, đừng vì điều đó mà ghét bỏ nó. Diagram Designer chạy cực tốt trên thiết lập Windows 10 và rất hiệu quả trong việc tạo các sơ đồ khối đẹp mắt. Có lẽ nó sẽ được cập nhật trong thời gian tới và đây là một ứng dụng tuyệt vời cho những người dùng cá nhân.



    Các tính năng và điểm nổi bật:
    Giao diện kéo thả dễ sử dụng.
    Có sẵn các tùy chọn nhập và xuất PNG, JPG, BMP, GIF, ICO...

    Download Diagram Designer
    7. PlantUML

    Không giống như các ứng dụng tạo sơ đồ khác, thay vì sử dụng giao diện đồ họa, bạn có thể tạo các sơ đồ sử dụng ngôn ngữ kịch bản của PlantUML. Đây là một công cụ tuyệt vời cho các lập trình viên không thích kéo và thả chuột. Tuy nhiên, PlantUML yêu cầu Java trên hệ thống.



    Các tính năng và điểm nổi bật chính:
    Xác định các đối tượng và mối quan hệ sử dụng ngôn ngữ kịch bản của PlantUML.
    Hỗ trợ nhiều loại biểu đồ: biểu đồ tuần tự, usecase, biểu đồ lớp, sơ đồ ngang Gantt và nhiều loại khác.
    Có sẵn các tùy chọn xuất như PNG, SVG hoặc LaTeX.

    Download PlantUML

    Trên đây là những công cụ tạo sơ đồ miễn phí hữu dụng nhất. Bạn có thể tham khảo xem ứng dụng nào phù hợp với nhu cầu của mình nhé!






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Điểm danh 15 tác phẩm ấn tượng tham dự National Geographic Traveler Photo Contest 2017

    nino24 ) - Điểm danh 15 tác phẩm ấn tượng tham dự National Geographic Traveler Photo Contest 2017

    National Geographic là một sân chơi đầy thu hút dành cho các nhiếp ảnh gia kỳ cựu nhất trên thế giới và các cuộc thi thường niên uy tín luôn tập trung các nhiếp ảnh gia tài năng nhất đến từ khắp mọi nơi. National Geographic Traveler Photo Contest 2017 cũng không phải ngoại lệ và như bạn có thể nhìn thấy từ việc lựa chọn hình ảnh dưới đây, nhiệm vụ của giám khảo năm nay không hề dễ dàng trong việc tìm ra một người chiến thắng từ những hạng mục tuyệt vời. Thời hạn nhận ảnh tham dự cuộc thi sẽ kết thúc vào thứ Sáu, ngày 30 tháng 6.

    Cuộc thi nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới được tổ chức thường niên - National Geographic Travel Photographer of the Year 2017 - tôn vinh những bức ảnh đẹp nhất trong lĩnh vực nhiếp ảnh du lịch, đã gần đến ngày công bố người dành chiến thắng.

    Có 3 hạng mục đề tài dành cho nhiếp ảnh gia lựa chọn: Thiên nhiên, Thành phố, và Con người. Nhiếp ảnh gia chiến thắng giải thưởng lớn sẽ nhận được một chuyến du lịch kéo dài 10 ngày dành cho hai người ở quần đảo Galápagos - một khu di sản thế giới, nằm phía nam của Thái Bình Dương, cách trung tâm Ecuador 1.000 km về phía tây và được mệnh danh là “quần đảo đẹp nhất hành tinh".

    Hãy cùng điểm danh 15 tác phẩm ấn tượng tham dự cuộc thi National Geographic Travel Photographer of the Year 2017, mang nhiều phong cách lạ thường, đa dạng mà cư dân đô thị đang sống nhé!

    Paris, Pháp

    Nguồn ảnh: Ata Adnan/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Bengaluru, Ấn Độ

    Nguồn ảnh: Nikhil Rasiwasia/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Nagasaki, Kyushu, Nhật Bản

    Nguồn ảnh: Hiro Kurashina/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Uummannaq, Greenland

    Nguồn ảnh: Rayann Elzein/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Busan, Hàn Quốc

    Nguồn ảnh: Albert Dros/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Gifu Prefecture, Honshu, Nhật Bản

    Nguồn ảnh: Tetsuya Hashimoto/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Al Ain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

    Nguồn ảnh: Andrzej Bochenski/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Hồng Kông

    Nguồn ảnh: Ho Lam Cheng/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Jujing, Trung Quốc

    Nguồn ảnh: Hua Zhu/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Thành phố Kowloon Walled, Trung Quốc

    Nguồn ảnh: Andy Yeung/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Dubuque, Iowa

    Nguồn ảnh: Robert Felderman/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest


    Thành phố New York, Mỹ

    Nguồn ảnh: Lars Sivars/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Frankfurt, Đức

    Nguồn ảnh: Vitaly Pankratov/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Thành phố New York, Mỹ

    Nguồn ảnh: Ed Nazarko/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest

    Hồng Kông

    Nguồn ảnh: Edward Tin/National Geographic Travel Photographer of the Year Contest






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

    Kích hoạt tính năng Picture in Picture trên Windows 10 Creators

    nino24 ) - Kích hoạt tính năng Picture in Picture trên Windows 10 Creators

    Một khi được kích hoạt, tính năng Picture in Picture sẽ cho phép người dùng có thể tiếp tục thưởng thức những thước phim ưa thích của mình trong khi vẫn đang làm việc trên các cửa sổ ứng dụng khác.

    Tự động vô hiệu hóa Touchpad khi kết nối chuột trên Windows 10
    Những lưu ý khi chọn mua PC
    Trải nghiệm File Explorer "bí mật" trên Windows 10 Creators
    Đăng nhập Windows 10 bằng hình ảnh

    Như PC World Vietnam từng thông tin, với bản cập nhật Windows 10 Creators, Microsoft đã mang đến người dùng hàng loạt các tính năng mới như hỗ trợ tương tác thực tế và thực tế ảo, 3D cho mọi người, Windows MyPeople, Game Mode,..

    Bên cạnh những tính năng nổi bật, một số tính năng ẩn khác cũng được tích hợp trên phiên bản mới này, giúp việc trải nghiệm và thao tác trên môi trường Windows của người dùng trở nên thuận tiện hơn, đặc biệt là tính năng Picture in Picture.

    Về mặt kỹ thuật, tính năng Picture in Picture là một phần của ứng dụng UWP Movie & TV, có khả năng mở một cửa sổ dạng pop-up trên màn hình desktop và không thể bị che khuất bởi các cửa sổ ứng dụng khác. Qua đó, người dùng có thể tiếp tục thưởng thức những thước phim ưa thích trong khi vẫn đang làm việc.

    Cách thức kích hoạt tính năng này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn phải chuột vào video đã lưu trên máy tính, chọn Open With > Movie & TV. Lưu ý, định dạng của video được chọn phải nằm trong danh sách các định dạng được hỗ trợ trên Movie & TV.



    Trong giao diện Movie & TV, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Picture in Picture.





    Lúc này, giao diện trình chiếu video của Movie & TV sẽ lập tức chuyển sang cửa sổ dạng pop-up và hiển thị ở góc phải của màn hình desktop.Như đã nhắc đến ở trên, Picture in Picture sẽ không bị che khuất bởi các cửa sổ khác, kể các ứng dụng chạy toàn màn hình như trò chơi.

    Xem video qua tính năng Picture in Picture khi đang truy cập website.


    Từ bây giờ, bạn có thể nhấn giữ và di chuyển cửa sổ này đến bất kỳ vị trí nào trên màn hình mà mình muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhấn nút Skip back để quay lại 10 giây trước hoặc nhấn Skip forward để tua nhanh 30 giây kế tiếp hoặc nhấn Pause để tạm ngưng trình chiếu.

    Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại cả 2 nút Skip back và Skip forward đều không có tác dụng. Do vậy, nếu muốn quay trở lại đoạn phía trước hoặc tua nhanh đến đoạn sau, bạn buộc phải nhấn vào biểu tượng Picture in Picture một lần nữa để trở ra giao diện Movie & TV.






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Những phần mềm miễn phí tốt nhất - Phần 1: 17 tiện ích cần thiết cho PC

    nino24 ) - Những phần mềm miễn phí tốt nhất - Phần 1: 17 tiện ích cần thiết cho PC

    Đôi khi, có những công việc nếu nhờ phần mềm thì bạn sẽ giải quyết rất dễ dàng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhận ra điều đó. Vì thế, bài viết chọn ra cho bạn những phần mềm miễn phí tốt nhất dành cho Windows (cũng có thể có trên các nền tảng khác), tập trung vào ba chủng loại riêng biệt.


     7-Zip
    7-zip.org
    Đây là công cụ nén và giải nén file tuyệt vời trên internet hiện nay. Có thể bạn nghĩ mình không cần đến nó vì Windows cũng có khả năng tạo và giải nén file ZIP mặc định, nhưng 7-Zip lại có nhiều ích lợi khác.
    Nó hỗ trợ rất nhiều định dạng file: nó mở được hầu hết file nén có trên mạng, trong đó gồm file RAR rất phổ biến. Nó cũng cho bạn duyệt và trích xuất file từ file ảnh đĩa như ISO, VDI, VHD và WIM, các file cài đặt như CAB và MSI, thậm chí nó cho bạn truy cập đến file DMG của macOS. 
    Một điểm mạnh khác của 7-Zip là rất dễ dùng. Sau khi cài đặt, ứng dụng thêm một menu phụ vào menu chuột phải trong Windows Explorer, nghĩa là bạn có thể nén và giải nén file, thư mục chỉ bằng một cú nhấn chuột. Đối với người dùng chuyên nghiệp hơn, tiện ích này cũng có giao diện dòng lệnh.
    Tính năng tốt nhất của 7-Zip là nén tốt hơn Windows, nhất là khi bạn sử dụng định dạng nén mặc định của nó là 7z, mà theo các nhà phát triển hiệu quả nén file cải thiện đến 70% so với định dạng nén ZIP thông thường. Một định dạng nén tự giải nén có nghĩa là đồng nghiệp của bạn có thể mở file nén mà không cần cài đặt 7-Zip. Yếu tố khác là công cụ hỗ trợ mã hóa AES-256 cho mật khẩu, nên nếu so với công cụ nén/giải nén tích hợp của Windows thì 7-Zip tuyệt vời hơn rất nhiều.
    7+ Taskbar Tweaker
    rammichael.com
    Bạn không nhất thiết phải dùng thanh tác vụ (taskbar) của Windows, bởi vì công cụ này cho bạn nhiều tùy chọn tuyệt vời hơn nhiều.
    Taskbar Tweaker có ba mục chính: Taskbar Items, Grouping and Combining và Other Taskbar Options. Mục đầu tiên gồm khả năng thay đổi những gì xảy ra nếu bạn nhấn chuột phải hay di chuột qua (hover) một biểu tượng thumbnail nào đó. Mục thứ hai quyết định cách ứng dụng được nhóm lại trên thanh tác vụ, với tùy chọn tắt chức năng gom nhóm hay duyệt lần lượt qua các cửa sổ bằng nhấn trái chuột. 
    Mục thứ ba chứa một chọn lựa tắt khi bạn nhấn đúp chuột vào một nơi trống trên thanh tác vụ để: hiện cửa sổ Task Manager hoặc menu Start, chuyển qua lại giữa tự động ẩn/giữ thanh tác vụ và mở mục Taskbar Inspector. Inspector hiển thị toàn bộ thông tin ứng dụng nào đang mở, cộng với bạn có thể ẩn nút Start và hiển thị giây đồng hồ ở giao diện đồng hồ.
    Everything
    voidtools.com
    Đây là một trong những phần mềm đơn giản nhất trong bài. Everything là cách nhanh chóng để tìm file và thư mục trên PC. Theo trang web này, phần mềm chỉ mất một giây để tạo chỉ mục cho 70.000 file, nên 1 triệu file tạo chỉ mục chỉ mất khoảng 1 phút. Và thử nghiệm sơ bộ cũng nói lên được điều này. Bạn cũng có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm nhờ các bộ lọc. Như bạn có thể chỉ tìm file tài liệu, file âm thanh, file nén, file thực thi, hình ảnh, video hay chỉ tìm thư mục. Trong khi dấu hoa thị (*) sẽ đại diện cho một nhóm kí tự. Ví dụ bạn tìm "t*m" cho file, kết quả cho ra là một loạt file có ký tự đầu là "t" và ký tự cuối là "m". Hoặc bạn có thể sử dụng các khai báo Boolean AND (dấu cách), OR (dấu "|") và NOT (dấu "!") để lọc tìm kiếm. Đơn giản, nhanh, hiệu quả đó là những gì mà Everything có thể tìm kiếm thay cho công cụ tìm kiếm tích hợp của hệ điều hành. 
    CCleaner
    piriform.com
    Để tăng tốc cho máy tính Windows hay Mac của bạn, CCleaner là công cụ gọn gàng, đơn giản nhưng lại có engine rất mạnh mẽ.
    Công cụ CCleaner thông thường được chia thành hai danh sách cho bạn chọn: Windows và Applications. Mục Applications gồm những tính năng chuẩn như "đổ rác" Recycle Bin, xóa những file tạm mà hệ thống tự tạo ra, và xóa dữ liệu đệm cache của trình duyệt Microsoft Edge.
    Cái hay của hệ thống đánh dấu chọn tickbox là bạn có thể loại trừ những file riêng lẻ hoặc chương trình không bị CCleaner dọn dẹp, và nó cũng theo dõi lượng phần trăm dung lượng được dọn ở phía trên cửa sổ. Bạn cũng có thể chạy một công cụ phân tích trước những file sẽ bị xóa để đảm bảo không xóa nhầm bất kỳ file nào không mong muốn.

    Chức năng dọn dẹp Registry cũng tương tự và rất dễ dùng, cho bạn loại bỏ hoàn toàn phần mềm, những file, đường dẫn, phông chữ, các vấn đề ActiveX và các bộ cài đặt dư thừa. Một lần nữa, CCleaner rất cần thiết với người dùng cẩn trọng nhờ nút "Scan for Issues". Nút này sẽ liệt kê những vấn đề mà hệ thống vấp phải và có tùy chọn cho bạn phục hồi lại trạng thái Registry để đảm bảo hệ thống được ổn định.
    Nếu bạn vẫn chưa thỏa mãn với những gì mà CCleaner cung cấp, bạn có thể vào tab Tools để gỡ cài đặt trực tiếp những chương trình và ứng dụng, pluging trình duyệt, phân tích ổ đĩa, xóa sạch ổ đĩa, loại bỏ các điểm phục hồi hệ thống. Bản CCleaner miễn phí không có tùy chọn quản lý người dùng hay tính năng lên lịch dọn dẹp, nhưng những tính năng miễn phí của công cụ này cũng là rất giá trị.
    MiniTool Partition Wizard
    minitool.com
    Chúng ta thường gặp trường hợp phải chia ổ đĩa ra thành nhiều phân vùng khác nhau, hoặc phải dọn một phân vùng đĩa mới trên ổ cứng để chứa những tài liệu, video quan trọng để phân vùng hệ điều hành có bị ảnh hưởng thì dữ liệu vẫn an toàn. 
    Microsoft có công cụ chia ổ đĩa tích hợp, nhưng tại sao MiniTool Partition Wizard lại được đề cập ở đây? Lý do chính là vì nó rất dễ sử dụng, rất khác so với công cụ tích hợp rườm rà và khó hiểu của Microsoft. Có thể vì lẽ đó mà công cụ chia phân vùng đĩa tích hợp trên Windows luôn là tính năng ẩn, chỉ thích hợp cho người dùng am hiểu hệ điều hành này mà thôi. Trong khi đó, MiniTool Partition Wizard có giao diện rất thân thiện, có cả những tùy chọn nâng cao cho bạn. Thêm nữa là nó miễn phí cho sử dụng cá nhân.
    Ninite
    ninite.com
    Khi cài đặt xong hệ điều hành mới, điều tiếp theo là bạn cần cài đặt nhiều ứng dụng lên đó, mà tập ứng dụng đầu tiên có thể là những ứng dụng miễn phí cần thiết. Ninite đơn giản hóa quy trình này cho bạn và rất tiết kiệm thời gian. Ninite cũng tránh việc bạn vào nhầm những trang web phần mềm miễn phí giả mạo.

    Để bắt đầu, bạn vào trang web ninite.com và duyệt qua một loạt ứng dụng miễn phí mà nó liệt kê. Bạn chỉ việc chọn những ứng dụng nào mình cần cài đặt, sau đó nhấn vào nút "Get Your Ninite" để tải về file tên là ninite.exe. Sau khi tải về, bạn chỉ việc chạy file ấy để chương trình tự động cài đặt hết những ứng dụng mà bạn đã chọn trên trang web Ninite. Rất gọn gàng và tiện lợi. Việc cập nhật phiên bản phần mềm miễn phí cũng đơn giản, bạn chỉ việc chọn và tải về lại file cài đặt ninite.
    Paper2PDF
    paper2pdf.net
    Có thể bạn sẽ ưa thích phần mềm nhận diện ký tự OCR thường đi kèm với các máy in tất cả trong một hơn, nhưng thực sự những phần mềm ấy đôi khi rất cơ bản và sử dụng không mấy tiện dụng. Paper2PDF là công cụ hữu ích, giảm công đoạn chuyển thành file PDF, rút gọn xuống chỉ còn qua 2 cú nhấn chuột.

    Bạn có thể dễ dàng bổ sung nhiều trang PDF vào phía sau file PDF gốc, và thiết lập PDF tự động đính kèm vào email Outlook chưa soạn thảo sau khi file PDF đã được tạo, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho bạn. Công cụ cũng có một tùy chọn để mở PDF trong chương trình xem PDF mặc định của hệ thống.
    Chức năng nhận diện chữ viết của Paper2PDF cũng khá tốt. Nên đây là công cụ lý tưởng cho người dùng hay doanh nghiệp nhỏ thường xuyên làm việc với các bản quét PDF và thường phải email PDF cho đối tác, khách hàng hay lưu trữ và muốn có thể tìm kiếm bằng văn bản về sau.
    NeoRouter
    Neorouter.com
    Đây là phần mềm miễn phí thú vị, giống như một mạng ảo. Bạn có thể cài đặt nó lên Raspberry Pi hay thậm chí trên một router, và nó cho phép bạn kết nối SSH/VNC (thậm chí cả gói lệnh WakeOnLAN) đến những máy tính trên mạng mà không cần thiết lập DNS động. Đây là công cụ rất thuận tiện nếu bạn muốn biến Raspberry Pi ở những nơi xa xôi hay những nơi khó tiếp cận được hệ thống mạng.

    Speccy
    piriform.com/speccy
    Piriform nổi danh nhờ những công cụ miễn phí của họ, và Speccy càng bổ sung danh tiếng ấy. Bạn hãy xem Speccy hệt như một công cụ y tế cho chiếc máy tính của mình.
    Speccy mở ngay tab Summary, cho bạn biết những chi tiết cơ bản về hệ điều hành, CPU, RAM, bo mạch chủ, card đồ họa, ổ cứng, ổ quang và âm thanh. Mỗi thành phần trên đều có mục liệt kê chi tiết: ví dụ, tab RAM có liệt kê chi tiết dữ liệu về bộ nhớ đang sử dụng và xung nhịp DRAM. Hay như cửa sổ Storage cho bạn biết tốc độ của ổ cứng và các thông số SMART như tỉ lệ đọc bị lỗi và thời gian khởi động vòng quay đầu đĩa (spin-up).

    Speccy không chỉ dừng ở đó. Nó có hai mục phụ là Peripherals và Network, cho bạn biết chi tiết về các thiết bị ngoại vi đang kết nối vào PC hay thiết bị tích hợp, và liệt kê chi tiết mạng Wi-Fi. Tính năng Network cũng rất hữu ích vì nó hiển thị cả địa chỉ IP bên ngoài lẫn tốc độ kết nối, tiết kiệm cho bạn nhiều công sức nếu muốn biết hai thông tin này. Bạn cũng có thể chụp lại ảnh các thông số hệ thống này, đưa lên mạng với một đường dẫn URL duy nhất để chia sẻ. Mặc dù không có kèm theo bất kỳ dữ liệu cá nhân nào nhưng người dùng cẩn trọng có thể lưu lại dữ liệu theo định dạng XML, file văn bản đơn thuần hoặc in thông tin ra giấy.
    Như các sản phẩm miễn phí khác của Piriform, Speccy đào bới mọi thông tin quan trọng của PC và sắp xếp chúng theo trình tự dễ hiểu nhất, dễ chia sẻ nhất.
    Rufus
    rufus.akeo.ie
    Rufus là công cụ tạo cho ổ USB có thể khởi động được. Đây là công cụ rất hữu dụng để tạo đĩa cài đặt hệ điều hành mới như Linux Mint hay Ubuntu, hay có thể là bạn muốn giữ một bản cài đặt Windows "sạch" để dự phòng. Đơn giản chỉ việc chỉ cho Rufus file ảnh đĩa ISO và nhấn nút "Start", ứng dụng sẽ nhanh chóng hoàn tất công việc như bạn mong muốn. 
    Rufus có thể tạo ổ USB để khởi động với FreeDOS, là hệ điều hành có giao diện hoàn toàn dựa trên dòng lệnh, nguồn mở, tương thích hoàn toàn với MS-DOS. Tính năng này rất hữu ích khi cần làm những công việc bảo dưỡng ổ đĩa ở cấp độ thấp, hoặc thích hợp với những công cụ như cập nhật firmware yêu cầu truy cập trực tiếp đến thiết bị.
    Rufus không chỉ là công cụ tạo đĩa USB khởi động, nó còn hoạt động nhanh nhất, chí ít là theo đánh giá của nhiều chuyên gia khi so sánh với vài công cụ cạnh tranh khác. Rufus cũng có thể tạo USB tương thích UEFI, là bạn có thể khởi động ngay khi PC hay máy tính xách tay không có chế độ khởi động thông thường "legacy". Cần nhớ tắt chức năng Secure Boot để hệ thống có thể khởi động được từ USB bạn tạo với Rufus bởi vì công cụ này thiếu tính năng nhận diện mã hóa (cryptographic signature).
    Revo Uninstaller Free
    revouninstaller.com
    Revo Uninstaller Free không phải là phương pháp gỡ ứng dụng nhanh nhất, nhưng nó hoạt động rất tốt. Nó tạo một điểm phục hồi, tiến hành quét kỹ (in-depth) và loại bỏ mọi dấu vết của chương trình. 
    Tab Uninstaller gồm một danh sách các ứng dụng được cài đặt, chi tiết của chúng (dung lượng, phiên bản, ngày cài đặt và ngay cả website tải về), và tùy chọn gỡ cài đặt hay làm mới ứng dụng (refresh). Khi bạn gỡ cài đặt, đầu tiên, Revo chạy "phân tích" trước, và tạo một điểm phục hồi hệ thống. Sau đó, nó mở chương trình gỡ cài đặt mặc định của ứng dụng và chạy tiếp chương trình dò những file còn chưa xóa hết, sau đó dò đến các mục trong Registry.
    Trong tab Tools, Autorun Manager ngưng không cho ứng dụng tự động chạy, Junk Files Cleaner xóa mọi file không cần thiết, và Browsers Cleaner xóa các file internet lưu tạm và lịch sử trình duyệt.
    Một tính năng thú vị khác là chế độ Hunter, tạo một biểu tượng đầu ruồi trên desktop. Bạn kéo thả nó qua một phần mềm nào đó để gỡ ứng dụng ấy, mở thư mục của nó hay ngưng nó tự chạy.
    Sumatra PDF
    sumatrapdfreader.org
    Có lẽ Sumatra PDF chỉ cần chỉn chu thêm chút nữa về giao diện thì đây thực sự là công cụ tuyệt vời cho người dùng thường xuyên làm việc với định dạng PDF.
    Hỗ trợ những định dạng PDF, ebook (EPUB và MOBI), XPS, DjVu, CHM và truyện tranh, Sumatra PDF mở file kèm thêm một thanh công cụ đơn giản, gồm bộ các công cụ thông thường như: zoom, in ấn, qua trang và tìm kiếm. Tuy nhiên, sức mạnh của tiện ích này còn nằm ở tập phím tắt phong phú, giúp bạn xem file PDF rất tiện dụng. 
    Sumatra PDF còn có thể tự động đính kèm file vào email và có khả năng nhận diện chữ viết OCR. Bạn cũng có thể tô đậm (highlight) và sao chép các đoạn văn bản và dán chúng vào các ứng dụng khác rất dễ dàng.
    Trước đây, Sumatra PDF từng nổi tiếng là "chuyên trị" các dạng PDF có nhiều biểu đồ, hình ảnh hay truyện tranh. Nếu bạn chán dùng Adobe Reader, hãy thử công cụ này.
    TeamViewer
    teamviewer.com
    TeamViewer là công cụ truy cập từ xa, có bản miễn phí cho mục đích phi thương mại, nên nó rất phù hợp cho bất kỳ ai muốn chuyển qua lại giữa các máy tính. Một khi bạn bỏ ra khoảng hai phút để đăng ký cho một máy tính, bạn có thể kết nối đến nó từ bất kỳ đâu trên thế giới, và sử dụng máy tính ấy từ xa như thể nó ở ngay trước mặt bạn. Bởi vì đây là một dịch vụ được host từ xa nên thậm chí bạn không cần cấu hình tường lửa. 
    Tiện ích này cũng có nhiều công cụ giúp cho công việc của bạn trôi chảy hơn. Bạn có thể phóng to màn hình desktop của máy truy cập từ xa sao cho vừa vặn với màn hình thiết bị hiện tại, hoặc thay đổi độ phân giải của máy gốc để hợp với độ phân giải máy bạn đang dùng. Nếu kết nối bị chậm, bạn có thể giảm chất lượng hình ảnh để tăng tính hồi đáp. Âm thanh của hệ thống từ xa cũng được truyền vào loa của bạn, và thậm chí bạn có thể in trực tiếp tài liệu từ xa ra máy in ở chỗ bạn. Tiện ích cũng có một công cụ truyền file cho bạn chuyển file trực tiếp giữa hai máy tính. Và nếu bạn lo ngại có người khác xem máy tính của mình, bạn có thể tắt màn hình máy tính từ xa và vô hiệu hóa chuột và bàn phím từ xa.
    Vài tính năng của TeamViewer chỉ có trong bản dành cho doanh nghiệp và không liên quan đến những tính năng cho người dùng cá nhân. Tuy nhiên, như vậy là quá đủ cho một công cụ miễn phí tuyệt vời, giúp bạn có thể truy cập mọi máy tính.
    PC Decrapifier
    www.pcdecrapifier.com
    Điểm nổi bật nhất của PC Decrapifier là tính đơn giản. Chỉ có 2MB, nó nhanh chóng quét PC của bạn và chia những ứng dụng nhận diện được thành ba mảng: Recommended (đề xuất gỡ bỏ), Questionable (còn nghi vấn) và Everything Else (những thứ khác). 
    Khi nó không có đủ thông tin cần biết để xác định đó có phải là phần mềm bloatware (phần mềm được cài sẵn của nhà sản xuất khi bạn mua máy), nó sẽ chuyển ứng dụng đó sang mục Everything Else. Điều bất ngờ là công cụ này liệt kê những ứng dụng mà bạn lãng quên trên máy tính của mình.
    Sau khi kiểm tra những ứng dụng nào mà bạn muốn gỡ bỏ, nhấn vào nút Remove Selected và nó sẽ tạo một điểm phục hồi hệ thống, rồi gỡ bỏ phần mềm. Thế là xong!
    TestDisk
    cgsecurity.org
    TestDisk là công cụ tuyệt vời để chẩn đoán và sửa các phân vùng ổ cứng bên cạnh Speccy. Nó có giao diện đơn giản, có cả giao diện dòng lệnh. 
    TestDisk là ứng dụng nguồn mở, do CG Security phát triển, được thiết kế chuyên để phục hồi phân vùng đã bị xóa và/hoặc đĩa không khởi động được.
    Wireshark
    wireshark.org
    Rất dễ phải lòng Wireshark, vì nó được lập trình rất hoàn hảo, cho bạn biết cặn kẽ những gì đang xảy ra trên mạng. Thậm chí, Wireshark xuất hiện rất nhiều trong các chương trình đào tạo về mạng bởi vì nó có đầy đủ tính năng liên quan đến mạng và phần cứng mạng. Nhiều người tự hỏi tại sao một bộ chuyển mạch cho bạn sao chép các gói packet mạng từ một cổng này sao một cổng khác: đó là nhờ Wireshark, nên bạn có thể bắt được dữ liệu mạng mà không cần đến công cụ chuyên dụng nào khác. 
    Nhưng Wireshark thực sự là con dao hai lưỡi, bởi nó là công cụ miễn phí và là công cụ cực mạnh đối với những ai tò mò người khác làm gì trên internet. Tin tặc sử dụng Wireshark để lén theo dõi gói dữ liệu của người dùng.
    WinDirStat
    windirstat.net
    Nếu bạn tự hỏi tại sao dung lượng trống ổ cứng của mình nhanh hết như vậy? Hẳn bạn sẽ cần đến WinDirStat. Công cụ này sẽ rà soát toàn bộ ổ đĩa, liệt kê dung lượng từng file và thư mục chiếm dụng ổ cứng. Mất vài phút rà soát, sau đó tiện ích này sẽ hiển thị hai phần. Phần trên cửa sổ là cây thư mục thông thường, nhưng có thêm biểu tượng phần trăm, chỉ ra chính xác từng thư mục chiếm dụng ổ cứng như thế nào. Nhờ có thông tin đó, bạn có thể dễ dàng xem xét những thư mục có kích thước quá lớn để xử lý chúng. 
    Ở cửa sổ bên dưới, trực quan hơn, công cụ hiển thị một bản đồ đồ thị về ổ đĩa. Mỗi file đại diện bởi một hình vuông, có mã màu và có thể phóng to để phản ánh loại và kích thước file liên quan. Nếu có một file tải về nào đó có kích thước quá lớn ở trong một thư mục nào đó bị lãng quên thì bạn có thể thấy ngay khối file ấy. Nhấn chuột để xác nhận danh tính của file và nếu không cần, bạn nhấn Delete để xóa file, dọn dẹp không gian ổ cứng.






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    5 tùy chỉnh đồ họa mà mọi game thủ PC nên biết


    Resolution, Vertical Sync, Texture Filtering, Anti-Aliasing, Ambient Occlusion là những thiết lập mà game thủ nên biết để mang lại chất lượng hình ảnh tối ưu khi chơi.

    Độ phân giải màn hình (Resolution)

    Độ phân giải màn hình có lẽ là một khái niệm đơn giản mà hầu như ai trong chúng ta cũng biết. Hiện nay, độ phân giải của màn hình LCD được các hãng sản xuất công bố thường là độ phân giải thực (native resolution), cũng chính là độ phân giải tối đa của màn hình. Về cơ bản, độ phân giải thực lúc nào cũng cho hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn so với các độ phân giải tùy biến khác. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn luôn đơn giản trong lĩnh vực game.

    Thiết lập độ phân giải thực của màn hình sẽ cho chất lượng đồ họa tốt nhất, nhưng khi đó sẽ cần nhiều hiệu năng phần cứng nhất. Ví dụ, nếu màn hình của bạn có độ phân giải Full HD 1920x1080 pixel, card đồ họa sẽ cần phải dựng khoảng 2 triệu điểm ảnh cho mỗi khung hình. Điều này cho hình ảnh sắc nét nhất trên màn hình nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của hệ thống.

    Để đạt được hiệu suất nhanh hơn, bạn có thể giảm độ phân giải màn hình xuống, ví dụ có thể chọn mức 1024x768 pixel. Lúc đó, card đồ họa sẽ chỉ đẩy được 768.000 điểm ảnh mỗi khung hình. Màn hình sẽ chuyển đổi độ phân giải lên mức cao hơn (upscale) và làm cho hình ảnh trở nên lớn hơn, nhưng điều này sẽ làm giảm chất lượng khiến mọi thứ có vẻ hơi mờ và nhìn chung có độ phân giải thấp hơn. Tóm lại, hãy cân nhắc kỹ khi thiết lập màn hình LCD ở độ phân giải tối đa nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống khi chơi game.



    Đồng bộ hóa hình ảnh theo chiều dọc (Vertical Sync)

    Bạn thường gặp cụm từ V-Sync trong phần cài đặt của nhiều tựa game, nhưng có bao giờ tự hỏi bật hoặc tắt chức năng đó có mang lại điều gì khác biệt. V-Sync (viết tắt của cụm từ Vertical Sync) có nghĩa là đồng bộ hóa hình ảnh theo chiều dọc, cụ thể là đồng bộ hóa FPS của game đang sử dụng với Refresh Rate của màn hình.

    Về mặt kỹ thuật, mỗi màn hình máy tính đều chạy ở một tần số quét cố định, cụ thể là 60Hz, 120Hz, 144Hz, 200Hz hay thậm chí lên đến 240Hz. Tần số quét còn gọi là tần số làm tươi (Refresh Rate). Tuy nhiên, tấm panel màn hình LCD không cần đến tần số quét cố định thì mới hoạt động được, đơn giản vì chuẩn này kế thừa công nghệ từ màn hình CRT dùng ống đèn chân không.

    Đối với game thủ, tần số quét cố định là một vấn đề vì tấm panel cập nhật hình ảnh ở những khoảng thời gian cố định (Interval), còn bộ xử lý đồ họa GPU lại có thời gian dựng khung hình rất khác nhau, có lúc lâu lúc mau tùy theo chất lượng hình ảnh. Kết quả là hình ảnh cho mỗi khung hình phải thay đổi liên tục.

    Nếu một khung hình có tần số quét trung bình thì bạn sẽ thấy hình ảnh bị răng cưa, đó là hậu quả của màn hình hiển thị một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới. Răng cưa là ví dụ rõ ràng nhất khi gặp những khung hình chuyển động nhanh và điều này thường khiến game thủ khó chịu.

    Tuy nhiên, công nghệ V-Sync đã giải quyết được vấn đề này bằng cách đồng bộ GPU với tần số quét của màn hình, ép màn hình phải chờ cho tới khi bắt đầu chu trình làm tươi kế tiếp, mà thuật ngữ kỹ thuật gọi là khoảng VBLANK (Vertical Blanking). V-Sync đảm bảo chỉ hiển thị khung hình trọn vẹn, loại bỏ tình trạng răng cưa. Để giải quyết vấn đề này, cả AMD và Nvidia đều đã giới thiệu hai tiêu chuẩn riêng là FreeSync (AMD) và G-Sync (Nvidia) với mục đích tương tự nhau nhưng cách xử lý có phần khác nhau.

    Lọc vật liệu bề mặt (Texture Filtering)

    Texture là cụm từ để miêu tả hình ảnh kết cấu dùng để "lát" hay "dán" lên một bề mặt. Ví dụ, nền nhà bằng gỗ hay đá đều là các mặt phẳng như nhau, nhưng khác nhau bởi chất liệu dán trên bề mặt. Trong lĩnh vực game, tất cả vật thể đều được dựng theo mô hình và tùy từng vật liệu sẽ được dán lớp bề mặt một cách phù hợp nhất, đó chính là Texture.

    Hầu hết tựa game ngày nay đều có tùy chọn Texture Filtering (Lọc vật liệu bề mặt) nhằm ám chỉ việc lấy mẫu các điểm ảnh trên Texture và thực hiện phép toán trên các mẫu được lấy, thường là các phép tính trung bình có trọng số, để cho ra điểm ảnh kết quả. Texture Filtering chỉ dùng để "dán" Texture một cách hiệu quả nhất về hiệu năng, về chất lượng... lên bề mặt trong không gian ba chiều. Nó không bao gồm các thao tác làm thay đổi nội dung điểm ảnh như chiếu sáng, tạo bóng tối...

    Chúng ta nên biết rằng Texture chỉ là hình ảnh gốc, còn hình ảnh kết quả trên màn hình được tạo ra từ việc lấy mẫu trên Texture. Điểm ảnh trên màn hình được gọi là pixel, còn điểm ảnh được lấy mẫu trên Texture gọi là Texel (gọi tắt của Texture pixel).

    Game thường sử dụng kết cấu Texture để làm cho bề mặt hình học thể hiện đầy đủ các chi tiết. Việc lọc Texture Filtering về cơ bản sẽ làm cho các kết cấu xuất hiện sắc nét hơn và ít bị mờ hơn.

    Khử răng cưa (Anti-Aliasing)

    "Răng cưa" (Aliasing) là một hiện tượng xảy ra khi các nét đường viền của hình ảnh vật thể trên màn hình dường như bị đứt đoạn, không đều hay lởm chởm. Khử răng cưa (Anti-Aliasing, thường viết tắt là AA) là một kỹ thuật để loại bỏ hiện tượng răng cưa, làm mịn đường nét và làm cho chúng xuất hiện một cách tự nhiên hơn.

    Giải thích một cách dễ hiểu, tất cả hình ảnh trong game đều được ghép từ các khối vuông nhỏ xíu (chính là các điểm ảnh pixel trên màn hình). Do đó, những chi tiết cong hay thẳng trong game nếu không bật tính năng Anti-Aliasing sẽ bị hiện tượng răng cưa bao quanh.

    Quá trình khử răng cưa điển hình sẽ lấy mẫu hình ảnh sau khi nó được tạo ra và trước khi nó xuất hiện trên màn hình, bằng cách pha trộn các đường viền bị răng cưa của vật thể với đường nét môi trường xung quanh của chúng để đạt được hiệu quả tự nhiên hơn.

    Thông thường, bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn cho tính năng Anti-Aliasing gồm 2x, 4x, 8x và 16x, trong đó những con số đề cập đến số lượng mẫu mà bộ lọc khử răng cưa cần lấy. Càng nhiều mẫu được lấy thì hình ảnh càng mượt mà, nhưng lúc đó càng đòi hỏi nhiều hiệu năng phần cứng.

    Lời khuyên là nếu bạn đang sử dụng màn hình kích thước nhỏ nhưng có độ phân giải cao thì chỉ cần thiết lập Anti-Aliasing ở mức 2x là hình ảnh đã có thể rõ nét. Nếu màn hình lớn nhưng độ phân giải thấp thì cần chỉnh Antialiasing ở mức cao hơn.

    Các game mới hiện nay có thể sử dụng một số thủ thuật khử răng cưa khác, chẳng hạn như FXAA (Fast Approximate Anti-Aliasing) vốn là một thuật toán nhanh hơn để khử răng cưa nhằm mang lại kết quả tốt hơn; hay MSAA (Multi-Sampling Anti-Aliasing) là một kiểu khử răng cưa đặc biệt cố tỏ ra “thông minh” và giảm tải cho hệ thống bằng cách chỉ áp dụng lên những phần bị răng cưa thay vì toàn khung hình. Nói chung, tất cả công nghệ khử răng cưa đều được thiết kế nhằm mục đích chung là để làm mịn đường nét hình ảnh.

    Tùy chọn khử răng cưa sẽ giúp hình ảnh mịn hơn, sắc nét hơn.


    Tạo hiệu ứng ánh sáng (Ambient Occlusion)

    Ambient Occlusion (AO) là cách để mô phỏng hiệu ứng ánh sáng trong cảnh game 3D. Trong các game engine thường có nhiều nguồn sáng chiếu lên vật thể hình học. Hiệu ứng AO sẽ tính toán các điểm ảnh trong một hình ảnh có thể bị chặn bởi các đối tượng hình học khác và xác định độ sáng của chúng nên như thế nào. Về cơ bản, đó là một cách để thêm bóng đổ mượt mà, thực tế hơn cho một hình ảnh.

    Tùy chọn này có thể xuất hiện trong các game với thiết lập SSAO (Screen Space Ambient Occlusion), HBAO (Horizon-Based Ambient Occlusion), hoặc HDAO (High-Definition Ambient Occlusion). SSAO không đòi hỏi nhiều hiệu suất nhưng không cung cấp ánh sáng chính xác. Hai tùy chọn còn lại tương đương nhau, trong đó HBAO dành cho card Nvidia, còn HDAO dành cho card AMD.






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Asus tung loạt màn hình chuyên game mới hỗ trợ FreeSync


    Những mẫu màn hình Asus Strix thế hệ mới đều có điểm chung là tần số quét cao, hỗ trợ tốt công nghệ FreeSync và cũng có cả phiên bản màn hình cong hứa hẹn mang lại trải nghiệm game cũng như làm việc tốt hơn.

    Fan Asus hẳn đều biết nhà sản xuất này hiện có 2 dòng màn hình chủ lực chuyên trị game trong đó bên cạnh series màn hình Swift vốn dành cho fan Nvidia còn có hẳn dòng sản phẩm Strix dành riêng cho người dùng sử dụng các dòng card màn hình của AMD.

    Theo cập nhật mới nhất, Asus vừa giới thiệu thêm 3 tùy chọn màn hình mới cũng thuộc dòng Strix vốn được đảm bảo tương thích tốt với công nghệ AMD FreeSync, hứa hẹn mang lại trải nghiệm game mướt hơn. Trong loạt sản phẩm mới này, Asus Strix XG32V là tùy chọn “khủng” nhất vì trang bị màn hình IPS 31,5 inch độ phân giải WQHD (2560x1440 pixel). Đáng chú ý là panel màn hình 31,5 inch của Asus Strix XG32V còn được thiết kế cong (bán kính cong 1800R) nên đương nhiên “đãi mắt” hơn so với các sản phẩm cùng kích thước và độ phân giải.



    Asus Strix XG32V.

    Không chỉ vậy, Asus Strix XG32V còn được chứng nhận có tần số quét đạt mức 144Hz. Mẫu màn hình chuyên game này cũng hỗ trợ 2 ngõ DisplayPort 1.2, HDMI 2.0, USB 3.0 và ứng dụng công nghệ Aura Sync. Riêng về ngoại hình, Asus Strix XG32V cũng mang phong cách mạnh mẽ với phần chân đế “3 càng” cứng cáp, thiết kế đèn LED RGB lung linh và biểu tượng ROG đặc trưng.

    Bên cạnh tùy chọn cao cấp này, Asus cũng cung cấp thêm một phiên bản cũng trang bị màn hình cong Strix XG27V, nhưng hỗ trợ độ phân giải thấp hơn, chỉ dừng lại ở mức Full HD. Tuy nhiên, khung hình 27 inch của Asus Strix XG27V vẫn hỗ trợ tần số quét ở mức 144Hz, công nghệ FreeSync. Mẫu màn hình chuyên game Strix XG27V cũng trang bị đèn nền LED RGB, song Asus đã tinh giản tính năng Aura Sync. Số lượng cổng giao tiếp 1x DisplayPort, 1x HDMI và 1x DVI-D.

    Riêng với Strix XG258, mẫu màn hình 24,5 inch này tuy không trang bị khung hình cong nhưng vẫn hấp dẫn bởi tần số quét lên đến 240Hz. Độ phân giải tiêu chuẩn mà Strix XG258 hỗ trợ cũng đạt mức Full HD. Asus Strix XG258 cũng hỗ trợ công nghệ Aura Sync, cổng giao tiếp DisplayPort 1.2 (2 ngõ), HDMI 2.0.






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Scroll to Top