• Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

    Hướng dẫn dùng cục hồng ngoại Broadlink: cách hoạt động và cài thiết bị, link với Google Assistant

    Nino24 ) - Broadlink RM Mini 3 là một trong những món đồ smarthome đáng giá nhất (chỉ 300k) mà bạn có thể mua được ngay lập tức, và dùng nó ngay với các thiết bị hiện tại trong nhà mình, không cần nâng cấp gì phức tạp cả.

    Mình thấy nhiều anh em đã mua Broadlink RM Mini 3 hoặc Pro 3 về rồi, nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu nguyên lý hoạt động cũng như cách thiết lập cục này và cách nối với Google Assistant. Trong bài này mình sẽ giải thích rõ tất cả những thứ đó.

    1. Nguyên lý hoạt động

    Về bản chất, mấy cục Broadlink RM Mini hay Pro chẳng khác gì cái remote điều khiển từ xa của bạn. Nó cũng dùng hồng ngoại để gửi lệnh cho các món đồ gia dụng như máy lạnh, TV, quạt, hệ thống âm thanh, loa và bất kì món đồ nào được điều khiển bằng hồng ngoại. Riêng bản Pro có thêm kết nối sử dụng sóng radio RF thường dùng cho cửa cuốn, rèm tự động.

    Tùy vào nhu cầu mà bạn mua cho đúng. Nếu nhà bạn không có món đồ nào dùng sóng RF thì chỉ cần mua Broadlink RM Mini 3 là đủ, mua Pro về không xài RF thì phí tiền.


    Và bởi vì sử dụng hồng ngoại nên cục Broadlink bắt buộc phải ở trong tầm nhận tín hiệu của thiết bị, thường là hai thiết bị phải thấy được nhau theo đúng nghĩa đen (chứ không như Wi-Fi bạn có thể lắp một chỗ rồi phát cả nhà, chỉ sóng RF mới làm được). Cũng như khi bạn dùng remote, bạn đâu thể nào núp kín trong phòng này rồi điều khiển thiết bị ở phòng khác được.

    Được cái là cục Broadlink sẽ phát sóng hồng ngoại theo 360 độ do nó có nhiều đèn hồng ngoại gắn bên trong nên bạn không nhất thiết phải canh đúng hướng như khi bấm remote (phải chĩa remote về thiết bị).



    Thường thì mỗi phòng bạn sẽ trang bị 1 cục Broadlink để nó điều khiển các thiết bị trong phòng đó. Bạn có thể điều khiển nhiều cục Broadlink cùng lúc.

    Vậy cục này làm sao nhận được tín hiệu điều khiển từ điện thoại hay từ Google Assistant? Các cục Broadlink có tích hợp Wi-Fi nên chúng có thể truy cập vào mạng nhà bạn và đi ra Internet. Đây là cách mà cục Broadlink nhận lệnh từ bạn, sau đó dịch lệnh này thành tín hiệu hồng ngoại và gửi tới thiết bị tương ứng.

    2. Có thể dùng Broadlink với tối đa bao nhiêu thiết bị?

    Hiện tại mình chưa tìm thấy giới hạn nào cho khả năng điều khiển của Broadlink, và theo lý thuyết thì cũng không có limit nào cả. Broadlink chỉ đơn giản làm nhiệm vụ phát ra tín hiệu hồng ngoại mà món đồ gia dụng nhà bạn có thể hiểu được, và cơ sở dữ liệu của Broadlink về các thiết bị thì rất nhiều, thậm chí bạn tự dạy cho nó cũng được.

    Hiện tại mình đang điều khiển rất nhiều thiết bị như sau:
    • 1 cục Broadlink RM Mini 3 đặt phòng khác: điều khiển 2 quạt, 1 TV và 1 máy lạnh
    • 1 cục Broadlink RM Mini 3 đặt phòng ngủ của mình: điều khiển 1 quạt 1 máy lạnh
    • 1 cục Broadlink RM Mini 3 sắp mua cho phòng ngủ của bố mẹ: điều khiển 1 TV và 1 máy lạnh
    3. Những hãng thiết bị nào được Broadlink RM hỗ trợ?

    Nhiều lắm, khi thiết lập thiết bị của bạn với Broadlink, bạn có thể chọn loại thiết bị trước (quạt hay TV hay điều hòa hay rèm hay...). Sau đó trong từng mục sẽ có danh sách các thiết bị mà Broadlink có sẵn cơ sở dữ liệu về lệnh của họ. Samsung, Sony, LG, TV, Daikin, Toshiba, Gree, Philips, Panasonic, Hitachi, Whirlpool... cùng rất nhiều tên tuổi lớn khác đã được hỗ trợ sẵn, trong đa số trường hợp bạn sẽ không cần phải tự dạy lệnh làm gì.

    Những thiết bị mang tính nội địa, ít hãng làm hoặc ít sản phẩm, ví dụ như cái quạt Asia của Việt Nam mình mua từ hơn 10 năm trước, chắc chắn không có trong danh sách hỗ trợ sẵn, vậy nên mình mới phải dạy lệnh cho nó.

    Cài app Broadlink RM Mini 3 (app tên là ihc - Intelligence Home Center - lưu ý tải bản app global, không phải bản cho thị trường Châu Âu EU):
    Để thêm thiết bị trên Broadlink RM Mini 3:
    1. Bấm vào Devices > chọn cục Broadlink của bạn > Add appliance > chọn loại thiết bị > Add a new device
    2. Search tìm tên hãng đồ gia dụng của bạn
    3. Sau khi chọn được tên hãng, app sẽ hiển thị giao diện remote để bạn thử qua nhiều tập lệnh khác nhau, bạn thấy cái nào điều khiển được thiết bị của mình là ok. Nhấn Yes để xác nhận tập lệnh
    4. Bắt đầu sử dụng thôi
    Sau khi add xong thiết bị được hỗ trợ vào Broadlink, có một cái rất quan trọng là vụ đặt tên. Kinh nghiệm của mình như sau:
    • Máy lạnh, điều hòa: đặt tên có chữ "AC", ví dụ "Baby Room AC" cho máy lạnh phòng em bé. Tên này sẽ được Google dùng và chữ AC cũng dễ đọc (viết tắt cho air conditioner)
    • Quạt: đặt tên có chữ "fan"
    • TV: đặt tên có chữ "windows"
    4. Cách dạy lệnh cho thiết bị không được hỗ trợ

    Việc này được tiến hành rất dễ. Trước tiên bạn cần kết nối cục Broadlink vào Wi-Fi cái đã, sau đó:
    • Bấm vào Devices > chọn cục Broadlink của bạn > Add appliance > chọn loại thiết bị > Add a new device
    • Ở cuối màn hình có dòng chữ "Can't find my brand...", nhấn vô đó
    • Chĩa remote điều khiển của mình vào Broadlink RM Mini 3
    • Trên màn hình sẽ hiện một loạt các nút nhấn, ví dụ nút nguồn. Lúc này app sẽ yêu cầu bạn dùng nút nguồn trên remote thật chĩa vào Broadlink RM Mini 3 và bấm để nó ghi nhận tín hiệu. Vậy là Broadlink RM Mini 3 đã biết được dữ liệu sẽ truyền tới quạt của bạn để bật. tắt rồi đấy.
    • Làm tương tự cho việc dạy nút quay quạt, nút tăng giảm sức mạnh của quạt, nút hẹn giờ bật tắt...
    Đang tải hoc_lenh_hong_ngoai.jpg…

    Đây chỉ là ví dụ mình làm với cây quạt, bạn có thể thực hiện tương tự để điều khiển bất kì thiết bị nào khác dù nó là TV, hệ thống loa, dàn amply hay thứ gì đi nữa. Cơ bản Broadlink RM Mini 3 hoạt động giống như cái remote của bạn vậy thôi, chỉ khác là nó có thể điều khiển thông qua app di động nữa.

    5. Cách kết nối cục Broadlink với Google Home, điều khiển bằng Google Assistant

    Không phải lúc nào chúng ta cũng tiện mở app Broadlink ra để điều khiển, một căn nhà thực sự xịn thì bạn sẽ cần điều khiển nó bằng giọng nói. Giờ Google Assistant đã hỗ trợ tiếng Việt thì lại càng nên tận dụng. Đây là cách làm:

    Chuyển sang app Google Home (link cài cho Androidlink cài cho iOS), nhấn vào Thêm thiết bị mới > Dịch vụ đã liên kết > chọn Broadlink ihc (tìm kiếm bằng chữ "ihc") > đăng nhập tài khoản Broadlink vào. Xong. Nếu bạn đã từng thêm trước đây thì chỉ việc refresh lại app Google Home. Ở đây mình mặc định tài khoản của bạn đã dùng được Google Asistant rồi nhé, ít nhất là phải có GA tiếng Anh.

    Đang tải thiet_lap_app_ihc.jpg…

    Lúc điều khiển bằng giọng nói, bạn chỉ cần:
    • Hey Google, turn on my room AC
    • Hey Google, turn off my room AC
    • Hey Google, set my room AC to 24 degree (để cài nhiệt độ thành 24 độ)

    6. Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Kì rồi mình mua cục Broadlink RM 3 Mini chỉ 270k thôi, nhưng do nhu cầu tăng nên dạo này toàn thấy các nơi bán 300k. Mình mua ở Shopee.







    Nguồn : tinhte.vn
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

    USB Supersonic Rage Elite 1TB: USB 1TB rẻ nhất và nhanh nhất thế giới

    Nino24 ) - USB Supersonic Rage Elite 1TB của Patriot với tốc độ có thể lên tới 400Mbps và tốc độ viết 300Mbps, được coi là chiếc USB 3.1 rẻ nhất và nhanh nhất trên thế giới hiện nay.

    Có thể bạn chưa biết, Patriot là hãng sản xuất nhiều thiết bị khác nhau từ ổ cứng SSD, USB, chuột chơi game, bàn phím chơi game, tai nghe cho đến các mô đun bộ nhớ RGB. Thương hiệu Patriot khá phổ biến và được nhiều người biết đến.


    Supersonic Rage Elite 1TB (PEF1TBSRE3USB) là model hàng đầu của Patriot đồng thời cũng là một trong những USB 1TB rẻ nhất trên thị trường hiện nay với giá chỉ 140USD trên Amazon.

    Chiếc USB này cũng được coi là một giải pháp thay thế tuyệt vời dịch vụ lưu trữ đám mây và cho thẻ microSD.

    Supersonic Rage Elite 1TB (PEF1TBSRE3USB) có vỏ bọc bằng cao su nên có thể chịu được va đập mạnh. Với thiết kế không có nắp và co vào nên vấn đề mất nắp sẽ không xảy ra với chiếc USB này. Nó cũng được trang bị đèn Led chỉ báo.



    Supersonic Rage Elite 1TB là loại USB 3.1 Gen 1 chứ không phải USB 3.1 chuẩn nên để tận dụng tối đa những lợi ích của chiếc USB này, bạn sẽ cần tới đầu nối USB 3.0.

    Supersonic Rage Elite 1TB được bảo hành trong 3 năm.

    Ngoài việc các công dụng cơ bản như copy dữ liệu, Ghost Win, cài Windows… chiếc USB còn có thể biến thành RAM trong máy tính.




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Chia sẻ chuột và bàn phím cho nhiều máy tính

    Nino24 ) - Ngày nay, không có gì lạ khi nhiều người trong số chúng ta sở hữu và sử dụng cùng lúc cả máy tính để bàn và máy tính xách tay hoặc sử dụng nhiều loại máy tính để phục vụ từng nhu cầu cụ thể của bản thân. Vấn đề nằm ở chỗ khi bạn cố gắng vận hành nhiều máy tính một lúc, mỗi thiết bị đều sẽ có màn hình riêng, bàn phím riêng và chuột hoặc touchpad riêng, nếu phải sử dụng tất cả các thiết bị ngoại vi riêng biệt cho từng máy tính thì thực sự rất đau đầu. Để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể mua một thiết bị phần cứng được gọi là bộ chuyển đổi KVM (viết tắt của Bàn phím (K- Keybroad), V- Video, và Chuột (M - Mouse)). Thiết bị này cho phép bạn vận hành một bàn phím, chuột và màn hình trên nhiều máy tính khác nhau chỉ bằng cách nhấn một nút để chuyển đổi nhanh chóng giữa các thiết bị.

    Tuy nhiên, việc sử dụng KVM Switch không chỉ tốn kém, cồng kềnh mà còn đòi hỏi nhấn nút bằng tay mỗi khi muốn chuyển màn hình điều khiển. Một loại hình chuyển đổi KVM khác cũng rất hữu ích đó là hoàn toàn dựa trên phần mềm. Có nghĩa là bạn sẽ không cần phải dùng đến phần cứng bổ sung và việc chuyển đổi sẽ được thực hiện tự động thông qua một tiện ích được cài đặt trên hệ thống. Bộ phần mềm chuyển đổi KVM hoạt động thông qua mạng cục bộ, vì vậy tất cả các máy tính mà bạn muốn điều khiển sẽ cần phải được kết nối với nhau thông qua mạng LAN. Một điểm hạn chế ở đây là các phần mềm chuyển đổi KVM không có các tùy chọn chuyển đổi và chỉ hoạt động với bàn phím và chuột mà thôi.



    Chỉ cần cài đặt phần mềm này trên mỗi máy tính mà bạn sử dụng, sau đó định cấu cho bàn phím và chuột mà bạn muốn sử dụng trên các thiết bị. Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn có thể chuyển động con trỏ chuột một cách liền mạch giữa các máy tính bằng cách di chuyển nó ra khỏi cạnh viền của từng màn hình. Dưới đây là 4 chương trình chuyển đổi KVM miễn phí mà bạn có thể sử dụng để chia sẻ một bộ bàn phím và chuột của mình cho nhiều máy tính khác nhau.
    ShareMouse

    ShareMouse là một ứng dụng cho phép bạn chia sẻ chuột và bàn phím với nhiều máy tính trong mạng nội bộ. Phần mềm được thiết kế để làm việc tương tự như một bộ chuyển đổi KVM vật lý. ShareMouse đã xuất hiện được vài năm, có những phiên bản trả phí nhưng cũng có phiên các bản miễn phí mà vẫn đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các tính năng cơ bản nhất. Các tính năng nâng cao hơn như khóa, bảo vệ màn hình, tắt máy từ xa, kéo và thả, ngăn chặn chuyển đổi, bảo vệ mật khẩu và sử dụng trên nhiều hơn hai máy tính sẽ chỉ có trên các phiên bản trả phí.

    Một điểm cộng khác của ShareMouse là bạn sẽ có thêm tùy chọn sử dụng trình cài đặt đầy đủ hoặc phiên bản di động được thiết kế dành cho ổ flash USB. Trình cài đặt này sẽ được ưu tiên nếu bạn bật UAC vì ShareMouse có thể được cài đặt như một dịch vụ giúp khắc phục các vấn đề về quyền sử dụng. Nếu bạn sử dụng phiên bản di động và UAC được bật, hãy đảm bảo chạy tệp Sharemouse.exe với tư cách quản trị viên.



    Sau khi đã được cài đặt hoặc chạy trên hai máy tính, Sharemouse sẽ tự động nhận diện cả hai máy tính này và kết nối chúng lại với nhau. Nếu không có kết nối nào được tự động thiết lập, hãy điều hướng tới Settings > Network và nhấp vào nút Find free port cho cả TCP và UDP, sau đó thử kết nối lại. Những người có chuyên môn có thể sử dụng cửa sổ Clients để thiết lập kết nối thủ công. Khi các máy tính đã được kết nối, bạn hãy truy cập vào Monitor Manager trong trình đơn ở khay hệ thống. Tại đây bạn có thể bố trí màn hình bằng cách kéo các màn hình có sẵn để thay đổi thứ tự của chúng, và di chuyển màn hình đến vị trí sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng có thể được đặt ở bất cứ đâu, phía trên, bên dưới hoặc hai bên.



    Hầu hết các tính năng đều sẽ bị vô hiệu hóa trong ShareMouse phiên bản miễn phí nhưng có một vài tùy chọn vẫn hoạt động và bạn có thể thay đổi. Chẳng hạn như bạn có thể đồng bộ hóa clipboard bằng cách sử dụng các thao tác copy + paste hoặc Ctrl + V mặc dù mặc dù nhà phát hành cho biết đây là một tính năng trả phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn Escape XX lần để hủy điều khiển từ xa, chuyển đổi giữa các hotkey, làm mờ màn hình, cũng như điều chỉnh tốc độ cuộn và hướng cuộn.

    Bạn có thể sử dụng ShareMouse miễn phí bao lâu tùy thích. Nếu bạn bật một trong các tính năng phải trả phí (các thiết lập được dán nhãn [Demo] hoặc kết nối nhiều hơn hai máy tính, chương trình sẽ chuyển sang chế độ Demo. Chế độ này sẽ cho phép bạn sử dụng các tính năng trả phí trong vòng tối đa 30 phút trước khi ShareMouse hiển thị một thông báo và ngay lập tức ngắt kết nối. Sau đó, bạn sẽ phải khởi động lại chương trình trên tất cả các máy tính được kết nối để tiếp tục sử dụng. Do đó, đừng sử dụng bất kỳ tính năng demo nào nếu bạn không muốn mất thời gian khởi động lại.

    Tải về ShareMouse
    Input Director

    Input Director đã được giới thiệu từ năm 2007 và hoàn toàn miễn phí cũng như không bị hạn chế sử dụng cá nhân. Nó cũng có khả năng tương thích với nhiều phiên bản Windows khác nhau, từ Window XP cho đến Windows 10. Về mặt này, Input Director có vẻ phức tạp hơn trong việc thiết lập và sử dụng so với các phần mềm khác ở trong bài viết, nhưng trên thực tế, thực sự không quá khó. Ngoài ra, cũng có một số tùy chọn dành cho những người dùng nâng cao nhưng hầu hết mọi người có thể sẽ không cần phải sử dụng đến các cài đặt đó.

    Đầu tiên, bạn cài đặt Input Director trên máy tính thứ cấp và máy chính nhưng sẽ phải tiến hành cấu hình cho máy thứ cấp trước. Khi giao diện phần mềm mở ra, bạn nhấn vào Enable as Slave và chuyển đến tab Slave Configuration. Để cho dễ sử dụng, bạn có thể kích hoạt tùy chọn Allow any computer to take control (cho phép bất kỳ máy tính nào kiểm soát) để chạy các thiết lập hoặc nhấp vào Add và tiến hành nhập hostname của máy tính chính một cách thủ công. Hostname sẽ nằm trong tab Main trên máy tính chính.



    Bây giờ, bạn di chuyển đến máy tính chính (máy tính có chuột và bàn phím sẽ được sử dụng) và nhấn nút Enable as Master trong cửa sổ Input Director. Truy cập vào tab Master Configuration, bấm vào Add và nhập hostname của máy tính thứ cấp (hostname nằm trên tab Main của máy tính thứ cấp), sau đó nhấn OK. Tiếp theo, bạn sử dụng ô trống ở giữa cửa sổ để kéo các biểu tượng và vị trí của màn hình thứ hai liên quan đến màn hình chính của hệ thống, trên, dưới, trái và phải đều được!



    Bây giờ chuột có thể di chuyển giữa các màn hình theo hướng đã chọn. Có một hiệu ứng gợn nhẹ xung quanh con trỏ khi nó di chuyển giữa các màn hình. Các thao tác kéo và thả không thể sử dụng được, nhưng phần mềm có hỗ trợ tính năng chia sẻ clipboard để bạn có thể sao chép và dán các tệp cũng như thư mục. Ngoài ra cã hóa AES cũng có thể được sử dụng để tăng cường bảo mật. Để thực hiện thiết lập này, bạn sẽ phải sử dụng cùng một cài đặt mã hóa và mật khẩu trên máy tính thứ cấp và máy tính chính.

    Input Director cũng có thêm một số tính năng hữu ích, bao gồm hỗ trợ đa màn hình, macro tùy chỉnh và key binding, tùy chọn chuyển đổi, cửa sổ thông tin trên máy tính để bàn, tắt/bảo vệ màn hình, khóa đồng bộ, cài đặt chuột và bàn phím hệ thống, và cuối cùng là mirror input. Ngoài ra, Input Director cũng hoạt động như một dịch vụ nên UAC sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì.

    Tải về Input Director

    Stardock Multiplicity

    Multiplicity nổi tiếng là một phần mềm dễ cài đặt và sử dụng. Nó cũng có một số tính năng thú vị như chia sẻ âm thanh, mở khóa chia sẻ và chế độ KVM đầy đủ cho phép kiểm soát nhiều thiết bị bàn phím, chuột và màn hình trên cùng một PC. Tuy nhiên, Multiplicity không có phiên bản miễn phí, chỉ có bản dùng thử 30 ngày.

    Trong quá khứ, Multiplicity đã từng cung cấp một phiên bản miễn phí (giới hạn một số tính năng cho người dùng) vào năm 2012. Chúng tôi đã tìm thấy phiên bản đó (v2.01) có thể được sử dụng miễn phí trên một PC chính và một PC phụ. Chế độ KVM và chuyển đổi âm thanh chưa được hoàn thiện, nhưng chúng tôi đã thử nghiệm phiên bản 2.01 trên Windows 10 mới nhất và phần mềm này hoạt động tương đối ổn.



    Sau khi cài đặt, màn hình chào mừng sẽ được hiển thị, phần mềm sẽ hỏi bạn rằng PC hiện tại là máy chính hay phụ. PC chính là PC được kết nối chuột và bàn phím, sẽ có nhiệm vụ điều khiển cả hai máy. Nếu bạn chọn đây là PC phụ, một cửa sổ sẽ xuất hiện cùng với tên máy tính và một đoạn mật mã cần thêm vào PC chính. Nếu bạn chọn đây là PC chính, một cửa sổ khác sẽ được mở ra, tại đây, bạn có thể tìm kiếm và thêm một máy tính phụ khác.



    Nếu máy tính thứ hai (máy phụ) của bạn đã được mở và đang chờ kết nối, nó sẽ xuất hiện trong danh sách các máy tính để chọn. Chỉ cần nhấp vào tên máy phụ, nhấn Add, sau đó nhập mật mã và nhấn Save. Máy tính thứ hai sẽ được hiển thị trên một nền nhiều ô vuông. Tai đây, bạn có thể kéo nó đến vị trí bất kỳ, bên trên hoặc bên dưới máy tính chính khi di chuyển chuột khỏi màn hình nền.


    Cũng sẽ có một số tùy chọn cấu hình có sẵn, bao gồm chuyển đổi các hotkey, hiển thị cửa sổ trạng thái, hay làm tối màn hình khi không hoạt động… Việc chuyển đổi qua lại giữa các màn hình dựa trên cửa sổ tùy chọn di chuyển chuột cũng sẽ đem đến một số cài đặt hữu ích như tắt chuyển đổi ở các góc màn hình, tắt chuyển đổi khi ứng dụng toàn màn hình đang chạy…

    Tải về Stardock Multiplicity
    Mouse without Borders

    Mouse without Borders là một phần mềm được phát triển bởi Microsoft Garage. Đây là một bộ phận của Microsoft, cho phép nhân viên tạo và làm việc trên các dự án tư nhân hoàn toàn không liên quan gì đến công việc chính thức của họ. Cụ thể Mouse without Borders được tạo ra bởi Truong Do, một kỹ sư người Việt đang làm việc cho Mycrosoft. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí và có thể cho phép điều khiển tối đa bốn máy tính từ một chuột và bàn phím. Nó tương thích hoàn toàn với các phiên bản Windows từ XP cho đến Windows 10.

    Cách dễ dàng để thiết lập mọi thứ trong Mouse without Borders là thông qua trình hướng dẫn. Đầu tiên, bạn phải cài đặt Mouse without Borders trên máy tính thứ cấp và nhấp vào No khi được hỏi phần mềm có được cài đặt trên máy tính khác không. Sau đó, một cửa sổ với tên máy tính và mã bảo mật sẽ được mở ra. Cứ để cửa số này ở đó và bạn sẽ bắt tay vào cài đặt chương trình trên máy tính chính với chuột và bàn phím. Bấm Yes và nhập tên máy tính cùng với mã bảo mật mà bạn thấy xuất hiện trên máy tính thứ cấp. Sau đó nhấn vào Link để kết nối các máy tính này lại với nhau.



    Các máy tính cụ thể có thể được bật hoặc tắt bằng cách sử dụng các hộp kiểm trong cửa sổ chính của chương trình. Kéo các máy tính sang trái hoặc phải để bạn có thể di chuyển chuột ra khỏi cạnh trái hoặc phải của màn hình nền. Tích vào mục Two Row bạn sẽ thấy trong đó có tối đa bốn máy tính sẽ tạo thành một lưới bao gồm bốn ô vuông, chứa 2 hàng, mỗi hàng sẽ có 2 máy tính. Ví dụ, máy tính phía dưới bên trái trong lưới sẽ có thể di chuyển chuột lên hoặc sang phải lên các máy tính để bàn khác.



    Ngoài ra, Mouse Without Borders cũng có các hỗ trợ cho chức năng kéo, thả và clipboard, nhưng cả hai đều có những hạn chế nhất định. Bạn không thể chuyển các thư mục, vì vậy một thư mục sẽ phải được lưu trữ trước khi gửi đi. Ngoài ra, sẽ chỉ có một tệp có thể được chuyển tại một thời điểm. Nó sẽ được gửi trực tiếp đến một thư mục mặc định có tên MouseWithoutBorders trên máy tính để bàn, không có vị trí chuyển tập tin nào khác.

    Có một số tùy chọn để định cấu hình mặc dù hầu hết người dùng phổ thông sẽ không cần đến. Chúng bao gồm tính năng chỉnh sửa các phím tắt, chặn các góc màn hình, chặn trình bảo vệ màn hình, chia sẻ clipboard và vô hiệu hóa Easy Mouse. Nếu chương trình gặp sự cố khi tìm các máy tính khác trong mạng, hay truy cập vào tab IP Mappings, tại đây sẽ có những thông tin hữu ích.

    Lưu ý: Nếu bạn không thể cài đặt được Mouse Without Borders, hãy đảm bảo bật tường lửa Windows, ngay cả khi bạn đã cài đặt tường lửa của bên thứ ba.

    Tải về Mouse Without Borders

    Trên đây là 4 phần mềm cho phép bạn chia sẻ các thiết bị ngoại vi giữa nhiều máy tính khác nhau. Hy vong các thông tin trong bài hữu ích với bạn!



    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

    Concept xe tải Hydro Hyundai HDC-6 Neptune - nhìn kì cục như trong phim RoboCop

    Nino24 ) - Hyundai đã hé lộ chiếc xe tải đầu kéo HDC-6 Nuptune, đây là một chiếc xe tải thương mại sử dụng pin nhiên liệu hydro. Chiếc xe tải này mang đậm tính tương lai với thiết kế của mình. Mặc dù là một phiên bản xe cho tương lai nhưng Hyundai cho biết xe cũng mang trong mình thiết kế của quá khứ với các thiết kế đẹp và dạng thiết kế Art Deco (anh em search Google để tìm hiểu thêm vụ này nha). Điều này có thể nhìn thấy được ở thiết kế dạng tròn của xe tải, trong đó có lưới tản nhiệt và các miếng ốp dọc thân xe.


    Nhìn tổng quan của chiếc xe này mình lại thấy nó giống người máy trong Robocop. Đầu kéo nhìn như cái nón trên con robot ED-209. Hoặc là nhìn giống như mấy con Alien ấy



    Với concept xe tải đầu kéo này, chúng ta chỉ có coi được về phía bên ngoài. Còn cá thông tin như sức mạnh, phạm vi di chuyển, hệ truyền động,...vẫn chưa được công bố. Bên Hyundai chỉ cho biết nó sẽ di chuyển được xa hơn và sạc nhanh hơn.



    Còn nhìn vào hình phác thảo phía trong cabin xe thấy rất hiện đại với 2 ghế có thể xoay tròn được. Có vô-lăng, HUD,...có vẻ như đầy đủ tiện nghi.



    Công ty Hyundai cùng với H2 Energy sẽ bán 1.600 bản xe tải thương mại pin nhiên liệu ở Thuỵ Sỹ trong năm 2019-2023. Hyundai cũng sẽ hợp tác với Cummins (một nhà sản xuất động cơ Diesel). Không biết đến bao giờ chiếc xe này mới lăn bánh trên đường đây?



    Nguồn : Autoblog
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Tìm hiểu thêm về CIC - Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia là gì, để làm gì

    Nino24 ) - Mình xin xác nhận ngay với anh em là bài viết của mình rất ổn, phần mềm được giới thiệu là phần mềm chính chủ của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà Nước.

    Mình đã có may mắn được trao đổi với anh Bình - Phó tổng giám đốc trung tâm CIC cùng với một số anh chị em ở Trung tâm CIC, xin ghi lại và chia sẻ với anh em luôn.

    1. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC là gì?

    CIC là đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC đã được thành lập 20 năm và vừa kỷ niệm 20 năm thành lập vào tháng 9 vừa rồi.

    Trung tâm CIC là cầu nối để ngân hàng và như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức.

    Anh em có thể hiểu là trước khi bạn thực hiện vay vốn, đề nghị vay vốn, mở thẻ tín dụng thì các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ kiểm tra thông tin của bạn xem bạn đủ yêu cầu để được vay vốn, đủ yêu cầu để được cấp thẻ tín dụng hay không.



    Nhiệm vụ của CIC là mỗi tháng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn, tín dụng. Từ nguồn thông tin này, CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

    CIC vô cùng quan trọng với ngân hàng cũng như khách hàng vay. Nhờ CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng của khách hàng. Và với khách hàng thì việc kiểm tra CIC giúp hiểu về đánh giá tín dụng bản thân, qua đó quản lý tài chính tốt hơn.

    2. Trung tâm CIC ở đâu? địa chỉ nào? Trên mạng thì địa chỉ nào?

    Địa chỉ thực tế của trung tâm CIC:
    Ðịa chỉ: Số 10 Quang Trung, Hà Ðông, Thành phố Hà Nội
    Ðiện thoại: 19001082
    Email: htkh@creditinfo.org.vn

    Trên mạng hiện CIC có 2 địa chỉ web:

    1. https://cic.org.vn/: Trang này đã có từ rất lâu và là địa chỉ quen thuộc của tất cả các tổ chức tín dụng. TCTD truy vấn tin tín dụng về khách hàng qua kênh này. Anh em có thể tìm hiểu thông tin về CIC qua địa chỉ này.

    2. https://cic.gov.vn: Đây là Cổng thông tin mới và hiện tại đang dành riêng cho hoạt động kết nối cung-cầu tín dụng giữa TCTD với Khách hàng vay. Cổng thông tin này được công bố và vận hành thí điểm từ tháng 9/2015, chủ yếu hỗ trợ khách hàng kiểm tra mức độ tín nhiệm và khai thác báo cáo tín dụng của bản thân.

    Từ 6/7/2019, CIC chính thức vận hành Cổng thông tin https://cic.gov.vn với vai trò trung gian kết nối cung cầu tín dụng, nhằm: hỗ trợ khách hàng tìm kiểm, lựa chọn các sản phẩm tín dụng phù hợp, sau đó đăng ký nhu cầu tín dụng của mình; giúp TCTD tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng, hiệu quả và đáp ứng tốt các nhu cầu vốn hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

    Thông qua kênh này, CIC hướng tới mục tiêu chính là nâng cao khả năng tiếp tín dụng của người dân và doanh nghiệp, từ đó giảm các kênh tín dụng phi chính thức (trong đó có tín dụng đen). Giúp người có nhu cầu vay vốn được nhanh chóng tiếp xúc với nguồn vốn của các ngân hàng, các TCTD uy tín, lãi suất thấp, ưu đãi cao vv và vv.

    3. Thông tin bạn cung cấp cho ứng dụng CiCB cho iOS, cho Android có an toàn không?

    Mình xin khẳng định ngay là thông tin bạn cung cấp cho ứng dụng CiCB trên điện thoại, hoặc cung cấp thông tin trên trang web cic.gov.vn là hoàn toàn an toàn và bảo mật.

    Lý do vì sao nó bảo mật?

    Thứ nhất: Trung tâm CIC đã có đầy đủ thông tin của các bạn rồi, hiện nay CIC đang có thông tin của 45 triệu người Việt Nam có liên quan đến các tổ chức tín dụng. Bạn mượn tiền ngân hàng ư? Bạn đã có thông tin trên CIC. Bạn mở thẻ tín dụng ư? Bạn đã có thông tin trên CIC.

    Các thông tin liên quan đến khoản vay như tài sản bảo đảm, hợp đồng vay trả... TCTD đều có trách nhiệm phải báo cáo CIC.

    Thậm chí CIC cũng có thông tin của bạn thông qua các đối tác như bưu chính viễn thông vv và vv. Nếu bạn là người lớn trên 18 tuổi, có khả năng CIC đã có thông tin của bạn rồi.

    Vậy tại sao bạn phải cung cấp hình ảnh chứng minh thư, ảnh chân dung cho phần mềm khi truy cập thông tin?

    Những yêu cầu này là để bảo vệ chính bạn!!! Trung tâm cần đảm bảo là người đang muốn tra thông tin đích thực là chính chủ, chứ không thể có chuyện muốn tra của ai thì tra, vì vậy bạn cần xác minh rõ nhân thân, đích thực bạn là người tên đó, số cmnd đó để được truy cập.

    4. Vì sao trung tâm CIC cung cấp phần mềm, làm cổng thông tin cic.gov.vn ?

    Mình xin ghi lại một số lý do khiến Ngân hàng nhà nước Việt nam và Trung tâm CIC làm cổng thông tin và làm phần mềm trên điện thoại:

    a. Trung tâm CIC muốn giúp khách hàng dễ tìm kiếm và lựa chọn gói sản phẩm phù hợp nhu cầu. Nếu bạn truy xuất vào phần mềm hoặc vào cic.gov.vn thì sẽ có thể có thông tin gần 600 gói sản phẩm phục vụ các nhu cầu vay, từ vay mua xe hơi đến vay mua xe máy, vay đi du học vv và vv, mỗi sản phẩm đều có thông tin chi tiết về lãi suất, điều kiện vay, các chính sách ưu đãi... để giúp KH tìm hiểu trước khi quyết định vay


    b. Trung tâm CIC giúp người dùng kiểm tra thông tin của mình thông qua việc khai thác báo cáo tín dụng; nếu phát hiện có sai sót hoặc thiếu chính xác hoặc chưa cập nhật, KH có thể đề nghị CIC update thông tin định danh (số CMT/CCCD, số điện thoại, địa chỉ, email…), hoặc gửi đơn khiếu nại nếu mình không có vay vốn hay gì cả nhưng kiểm tra lại thấy là có, tức là có nguy cơ bị người khác ăn cắp thông tin để làm điều xấu.

    Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: khách hàng được tra cứu miễn phí khai thác báo cáo tín dụng của bản thân 1 năm 1 lần. Tuy nhiên, trên thực tế, CIC đang thực hiện miễn phí 100%, chưa thu bất khoản phí nào kể từ khi bắt đầu triển khai thí điểm từ 2015 đến nay.

    Hy vọng bài viết này giúp anh em hiểu rõ hơn về CIC và không ngại ngần khi sử dụng các dịch vụ của CIC.

    Bài này cũng dài rồi, hẹn anh em thêm một bài nữa nói thêm cho rõ về Trung tâm CIC và các sản phẩm do họ cung cấp nhé.

    Chúc anh em vui.







    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nghiên cứu mới cho thấy tất cả chúng ta đều là hậu duệ của một người phụ nữ sống tại Botswana 200.000 năm về trước

    Nino24 ) - Một nhóm các nhà nghiên cứu nói rằng họ đã xác định được quê hương của tất cả con người hiện nay là ở Botswana.

    Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phân tích DNA ty thể (thông tin di truyền được truyền từ mẹ sang con) từ hơn 1.200 người trên khắp lục địa Châu Phi.

    Bằng cách kiểm tra gen nào được bảo tồn trong DNA của con người theo thời gian, các nhà nhân chủng học xác định rằng con người hiện đại đã xuất hiện ở nơi từng là vùng đất ngập nước tươi tốt ở Botswana, phía nam sông Zambezi.

    Mặc dù các nhà khoa học đồng ý rằng con người hiện đại (Homo sapiens sapiens) đã phát sinh ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, nhưng họ vẫn không chắc chắn về địa điểm chính xác trên lục địa này đã xảy ra cột mốc tiến hóa.

    Nghiên cứu mới đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó và cũng làm suy yếu quan điểm cho rằng tổ tiên của chúng ta xuất hiện ở Đông Phi, như bằng chứng cho thấy ở một vài hóa thạch trước đó.

    Nhà nhân chủng học Vanessa Hayes, tác giả của nghiên cứu mới cho biết trong một cuộc họp báo rằng những phát hiện cho thấy "loài người hiện đại" có thể có chung nguồn gốc bộ DNA ty thể từ "quê hương loài người" nói trên.



    Để truy tìm nguồn gốc địa lý của tổ tiên chúng ta, Hayes và các đồng nghiệp của cô đã kiểm tra DNA ty thể (mtDNA) từ những người sống ở miền nam châu Phi như Khoisan.

    DNA ty thể được truyền từ mẹ sang con, thường được sử dụng để truy tìm nguồn gốc của con người vì nó không bị trộn lẫn với DNA của cha.

    Điều đó có nghĩa là những DNA này sẽ thay đổi ít hơn theo thời gian và để lại mối liên kết rõ ràng hơn giữa chúng ta và tổ tiên của người hiện đại ngày nay.

    Khi nói đến mtDNA, tất cả người hiện đại đều có chung một nhóm gen được gọi là L macro-haplogroup.

    Nhánh L này được chia thành hai nhóm nhỏ: L1-6 và L0. Nhóm L0 có thể được tìm thấy ở các dân tộc ở miền nam châu Phi, và đó là những gì nhóm của Hayes đã phân tích. Eva Chan, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là "nghiên cứu L0 lớn nhất từ trước cho tới nay".

    Bằng cách kéo theo chuỗi di truyền đó, các nhà nghiên cứu đã có thể tìm ra rằng người hiện đại ngày nay đều xuất thân từ một người phụ nữ sống ở Botswana cách chúng ta khoảng 200.000 năm.

    Vùng mà tổ tiên của chúng ta từng sinh sống được gọi là Makgadikgadi Okavango, vùng đất ngập nước, nằm gần đồng bằng Okavango hiện đại, nơi có rất nhiều hồ tiêu và cây xanh.



    Đồng bằng Okavango ở Botswana hiện đại tương tự như vùng đất ngập nước tươi tốt nuôi dưỡng tổ tiên loài người chúng ta.

    Phân tích của nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Homo sapiens sống ở khu vực này trong khoảng 70.000 năm. Sau đó, khi khí hậu thay đổi, tổ tiên của chúng ta đã phân tán thành hai đợt di cư: Đầu tiên, một nhóm lan rộng về phía đông bắc trong khoảng thời gian 130.000 năm trước, sau đó những người khác rời đi trong một cuộc di cư thứ hai đến phía tây nam vào khoảng 110.000 năm trước.

    Theo Hayes, những nhóm di cư này có khả năng đã đi theo hành trình di cư của những đàn động vật để ra khỏi khu vực này.


    Dòng thời gian này đã đi ngược lại với quan điểm về dòng thời gian di cư của một số nhà khoa học đã tạo ra dựa trên bằng chứng hóa thạch - các mẫu vật lâu đời nhất của người hiện đại về mặt giải phẫu hộp sọ và các hóa thạch khác có niên đại khoảng 195.000 năm được tìm thấy ở Ethiopia, khiến nhiều nhà nhân học nghĩ về miền đông châu Phi mới là quê hương của tổ tiên người hiện đại chứ không phải miền nam châu Phi như nghiên cứu mới cho thấy.

    Phân tích di truyền mới cũng cung cấp sự tin cậy cho quan điểm tất cả con người hiện đại đã tiến hóa tại một nơi ở Châu Phi trước khi di cư đến Châu Âu, Châu Á và Úc ngày nay thay vì phát triển riêng rẽ tại những nơi khác trên thế giới cùng một lúc.

    Theo các tác giả nghiên cứu, hai đợt di cư ra khỏi Botswana đã "mở đường cho con người hiện đại sau này di cư ra khỏi châu Phi cũng như phân bố trên toàn thế giới".



    Bản đồ về các tuyến đường phân tán của người Homo sapiens ra khỏi Châu Phi được thực hiện vào năm 2017 theo quan điểm cũ.

    Nhà nhân chủng học Ryan Raaum, người nghiên cứu về di truyền dân số Châu Phi tại Đại học Lehman cho rằng nghiên cứu mới này có một lỗ hổng khá đáng kể. Theo Raaum, các nhà nghiên cứu đã không quay trở lại đủ xa trên dòng thời gian di truyền.

    Mặc dù nghiên cứu của Hayes đã xác định chính xác nơi bắt nguồn, nhưng DNA ty thể của hầu hết mọi người trên thế giới có thể được truy nguyên từ nhóm con L1-6 của nhánh L, chứ không phải L0.

    Vì vậy, để tìm ra "nguồn gốc duy nhất" cho loài của chúng ta, các nhà nghiên cứu nên tìm về những con người tiền sử sống trước khi có sự phân chia di truyền giữa L0 và L1-6, Raaum nói.

    Một vấn đề khác với phát hiện của nhóm Hayes là phân tích mtDNA chỉ kiểm tra DNA của mẹ.

    Hai phần của tế bào mang DNA là nhân, nơi mang phần lớn vật chất di truyền của chúng ta cư trú và ty thể. DNA nhân (nDNA) được thừa hưởng từ cả bố và mẹ là những gì truyền qua nhiễm sắc thể Y trong khí đó DNA ty thể chỉ được truyền từ người mẹ.

    nDNA rất hiếm được phát hiện trong hồ sơ hóa thạch, đó là lý do tại sao các nghiên cứu như của Hayes thường không kiểm tra nó. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc nghiên cứu như vậy không thể kiểm tra toàn bộ bộ gen trong quần thể tổ tiên của chúng ta.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Không phải mỗi Airpods Pro mới có chống ồn và nghe âm thanh nền, 6 mẫu tai True Wireless này đã tích hợp từ lâu, giá chỉ từ 1.85 triệu

    Nino24 ) - Trước Airpods Pro, đã có hàng loạt sản phẩm tai nghe True Wireless có sẵn cả hai tính năng này mà bạn có thể mua ngay bây giờ.

    Apple vừa bất ngờ công bố thế hệ Airpods Pro mới với hàng loạt cải tiến cực kì đáng giá. Ngoài thiết kế in-ear cho âm thanh tốt hơn và con chip H1 tân tiến, Airpods Pro còn được kỳ vọng cao vào khả năng chống ồn chủ động và tính năng đặc biệt mà Apple gọi là “Transparency mode”, hay gọi đơn giản là “nghe âm thanh nền”.

    Chính xác hơn thì hai tính năng này hoạt động ngược nhau. Trong khi chống ồn thu tạp âm bên ngoài và triệt tiêu chúng thì Transparency Mode sẽ phát lại phần tạp âm đó để người dùng nghe rõ hơn. Nhờ đó, bạn sẽ không bị “điếc” hoàn toàn khi sử dụng tai nghe ở nơi công cộng.




    Airpods Pro sẽ giúp chống ồn chủ động và nghe âm thanh nền trở thành tiêu chuẩn mới trong làng âm thanh, nhưng Apple không phải hãng đầu tiên và duy nhất tích hợp hai công nghệ này đâu nhé.

    Tạm bỏ qua những điều hay ho về Airpods Pro, bài viết này là để xác nhận rằng, cả hai tính năng này đều không mới, và Apple không phải hãng đầu tiên hay duy nhất tích hợp chúng lên tai nghe True Wireless. Dưới đây là một số lựa chọn tai nghe không dây tích hợp chống ồn và/hoặc nghe âm thanh nền mà bạn có thể tìm mua ngay bây giờ, không phải chờ đợi Airpods Pro nữa.

    Sony WF-1000XM3 - 5.49 triệu đồng

    “Trùm sò” trong công nghệ chống ồn chủ động cho tai nghe không dây hiện nay phải kể tới Sony. Ông lớn Nhật Bản đã nắm bắt được xu hướng này từ rất lâu rồi và từng ra mắt hàng chục mẫu tai nghe có dây, không dây, cả in-ear và over-ear… tích hợp sẵn tính năng này.




    Mới đây nhất, cặp tai nghe WF-1000XM3 tiếp tục gây tiếng vang lớn trong làng âm thanh, đánh dấu sự nghiêm túc của Sony trong việc ra mắt một mẫu tai nghe True Wireless thực sự tốt, đối đầu trực diện với Airpods của Apple. Tất nhiên, khả năng chống ồn của sản phẩm được đánh giá rất cao, cộng thêm chế độ Ambient Sound (Âm thanh xung quanh) độc nhất.

    So với Ambient Sound của Sony, chế độ Transparency từ Apple còn thua xa. Không chỉ thu âm thanh nền, sản phẩm của Sony có thể phân biệt và chỉ cho phép một vài loại âm thanh lọt vào tai nghe, ví dụ như giọng nói của người đang trò chuyện cùng hay thông báo phát ra từ loa ở ga tàu, sân bay, trong khi lớp tiếng ồn thì vẫn được giảm thiểu tối đa.

    Sony WF-SP900 - 6.17 triệu đồng

    Tiếp tục vẫn là một cái tên đến từ Sony. Dòng tai nghe SP900 có thể coi là phiên bản thể thao của WF-1000XM3. Sản phẩm này không nổi bật nhờ chất lượng âm thanh tuyệt hảo mà tập trung vào những tính năng hỗ trợ việc tập luyện thể thao, từ bộ nút tai chắc chắn cho tới khả năng chống nước IP68 để bạn đeo khi cả đi bơi. Ngoài ra, SP900 còn có sẵn bộ nhớ trong 4GB cho phép nghe nhạc không cần kết nối với nguồn phát.




    Tất nhiên, Sony cũng không quên tích hợp chống ồn chủ động và Ambient Sound cho SP900 y như trên WF-1000XM3. Tính năng này cực kì quan trọng để đảm bảo an toàn khi đang chạy bộ ngoài đường. Điểm trừ của mẫu tai nghe này có lẽ chỉ nằm ở thời lượng pin hơi kém, chỉ tối đa 12 giờ tính cả bộ sạc.

    Jabra Elite Sport - 5 triệu đồng

    Đúng như cái tên, Elite Sport dành cho những người thích thể thao, mang tới chất lượng âm thanh tốt, hỗ trợ cả đo nhịp tim, chống nước và bụi tới IP67 và đỗ trễ âm thanh thấp.

    Thiết kế của Elite Sport không được đánh giá cao lắm vì khá to và xấu, nhưng bù lại, nó tích hợp cả chống ồn chủ động lẫn chế độ nghe âm thanh nền mà Jabra gọi là HearThrough. Mỗi khi kích hoạt, micro sẽ thu âm thanh bên ngoài, cả tiếng người nói lẫn tiếng xe cộ rồi phát lẫn với nhạc - không khác gì chế độ Transparency của Airpods Pro.

    Ở phân khúc rẻ hơn, chỉ 3.9 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn phiên bản Elite 65t. Model này chỉ giữ lại khả năng chống ồn chủ động, hạ thấp chỉ số chống nước xuống IP55 nhưng lại cho thời lượng pin tốt hơn và đeo lên tai dễ chịu hơn.

    Bose Sleepbuds - 6.99 triệu đồng

    Cặp tai nghe True Wireless của Bose có cái tên và tính năng chính là để giúp bạn dễ ngủ hơn, nhưng thực tế thì dùng để nghe nhạc hàng ngày vẫn tốt. Bose Sleepbuds còn có ưu điểm là cực kì nhỏ gọn, vừa tai để không ảnh hưởng tới giấc ngủ.

    Vì được phát triển để cho bạn một giấc ngủ ngon dù xung quanh có ồn ào thế nào đi nữa nên Bose Sleepbuds có khả năng chống ồn cực kì tốt, từ tiếng ngáy, tiếng xe cộ ngoài đường hay buổi tiệc xuyên màn đêm của nhà hàng xóm. Phần mềm điều khiển của cặp tai nghe này còn có sẵn một kho nhạc du dương êm dịu để giúp bạn thư giãn khi ngủ.

    Tuy nhiên, so với Airpods Pro, cặp đôi Sony hay Jabra Elite Sport, Bose Sleepbuds thua kém ở việc không tích hợp chế độ nghe âm thanh nền. Điều này cũng dễ hiểu vì mục đích của sản phẩm này rất khác so với các đối thủ. Ngoài ra, mức giá tới 6.99 triệu có lẽ cũng khiến nhiều người phải đắn đo.

    Samsung Galaxy Buds - 4.49 triệu đồng

    Galaxy Buds được sinh ra để đối đầu với thế hệ Airpods cũ, đi kèm Galaxy S10 hay Note10 cực kì hợp. Cặp tai nghe này có ưu điểm là độ trễ âm thanh thấp, ứng dụng điều khiển đa năng và thiết kế đẹp mắt. Thời lượng pin của cặp tai này lên tới 5 giờ đơn lẻ và 20 giờ khi kết hợp với hộp sạc.






    Cũng tích hợp 2 micro phụ mỗi bên nhưng Galaxy Buds không có khả năng chống ồn. Thay vào đó, sản phẩm hỗ trợ chế độ Ambient Sound để nghe được âm thanh nền khi sử dụng. Bạn có thể tùy chỉnh âm lượng của âm thanh nền trong ứng dụng điều khiển cũng như bật tắt nhanh chỉ bằng thao tác gõ vào tai nghe.

    Ngoài ra, tại Việt Nam, bạn còn dễ dàng tìm mua Galaxy Buds với giá rẻ hơn, chỉ từ 2.5 đến 3.5 triệu đồng.

    Shanling MTW100 - 1.85 triệu đồng

    Nếu hầu bao của bạn chỉ dừng ở mức dưới 2 triệu mà vẫn muốn trải nghiệm tính năng nghe âm thanh nền thì Shanling MTW100 cũng là lựa chọn tốt. Mẫu tai này có thiết kế rất đẹp, đi kèm nhiều phụ kiện ton-sur-ton, chống nước IPX7, thời lượng pin 6 giờ đơn lẻ và 21 giờ khi kết hợp với hộp sạc.






    Tính năng Surrounding Awareness của Shanling MTW100 cũng tương tự như trên Galaxy Buds. Tuy nhiên, bạn sẽ không được tùy chỉnh mức âm lượng âm thanh nền thoải mái như sản phẩm của Samsung.




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Lộ thiết kế Xiaomi Mi Watch, giống Apple Watch, nhiều tính năng cao cấp, có eSIM

    Nino24 ) - Mi Watch là thiết bị đáng chú ý nhất trong loạt sản phẩm mới của Xiaomi sẽ ra mắt vày ngày 5/11 tới. Cuối cùng Xiaomi cũng cho ra mắt smartwatch đầu tiên của riêng mình.

    Hôm nay, CEO Lei Jun đã tiêt lộ hình ảnh thực tế của Mi Watch qua Weibo. Sản phẩm này có mặt và các cạnh được làm vuông vức với một núm xoay và một nứt ở cạnh phải, khá giống với thiết kế của Apple Watch.


    Theo tiết lộ của Xiaomi, Mi Watch sẽ có các tính năng như smartwatch cao cấp. Có nghĩa là đồng hồ thông minh của riêng Xiaomi sẽ hỗ trợ WiFi độc lập, GPS và NFC, kèm theo động cơ tuyến tính và loa.

    Mi Watch cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi nhờ hỗ trợ eSIM. Sức mạnh của Mi Watch được cung cấp bởi chip Qualcomm SoC, có thể là Qualcomm Snapdragon Wear 3100. Thiết bị này có thể sẽ chạy Mi Wear OS, phiên bản tùy biến của hệ điều hành Android Wear của Google.



    Ngoài Mi Watch, Xiaomi còn trình làng điện thoại Xiaomi Mi CC9 Pro với hệ thống camera 108MP và dòng Xiaomi Mi TV 5 mới tại sự kiện sắp tới.




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Data Sanitization là gì? Có những phương pháp Data Sanitization nào?

    Nino24 ) - Phương pháp Data Sanitization là cách thức cụ thể trong đó chương trình hủy dữ liệu hoặc phần mềm hủy file ghi đè lên dữ liệu trên ổ cứng hoặc thiết bị lưu trữ khác.

    Hầu hết các chương trình hủy dữ liệu đều hỗ trợ nhiều phương pháp Data Sanitization để người dùng có thể lựa chọn và tìm ra phương thức nào phù hợp cho loại dữ liệu cụ thể đang cần xóa.

    Tìm hiểu về Data Sanitization

    Data Sanitization là gì?



    Data Sanitization là một bước quan trọng trong vòng đời dữ liệu. Khi dữ liệu đã hết tuổi thọ hoặc bị coi là lỗi thời, dư thừa hay không quan trọng nữa, điều quan trọng là phải xử lý dữ liệu đó một cách an toàn.

    Data Sanitization là quá trình loại bỏ hoặc phá hủy một cách có chủ ý, vĩnh viễn dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị, nhằm khiến nó không thể khôi phục được nữa. Một thiết bị đã được “khử sạch” không chứa dữ liệu còn sót lại, có thể sử dụng được. Thậm chí với sự hỗ trợ của các công cụ tiên tiến, dữ liệu cũng sẽ không bao giờ được khôi phục lại nữa.

    Theo Gartner, có ba phương pháp để thực hiện Data Sanitization: Phá hủy vật lý, Cryptographic Erasure (xóa key mã hóa của ổ đĩa tự mã hóa và thuật toán mã hóa phải ở mức tối thiểu 128 bit để quá trình thành công) và Data Erasure (một phương pháp ghi đè dựa trên phần mềm, phá hủy hoàn toàn tất cả dữ liệu nằm trên ổ cứng).
    Tên gọi khác của Data Sanitization

    Phương pháp Data Sanitization cũng thường được gọi là Data Erasure, Data Wipe, Wipe Algorithms (quá trình xóa các file, nhưng trong thực tế, không loại bỏ chúng khỏi ổ cứng. Thông tin không mong muốn có thể vẫn còn trên máy tính, có sẵn để phục hồi) và Data Wipe Standard (tiêu chuẩn xóa dữ liệu).

    Khi bạn thấy một thuật ngữ như thế này, chương trình đó sẽ nói về Data Sanitization như được mô tả ở đây.

    Lưu ý: Về mặt kỹ thuật, các phương pháp hủy dữ liệu khác không dựa trên việc ghi đè phần mềm cũng được gọi là phương pháp Data Sanitization, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, thuật ngữ này đề cập đến các phương pháp xóa dữ liệu dựa trên phần mềm.
    Phương pháp nào không đáp ứng yêu cầu của Data Sanitization?



    Ba phương pháp trong phần 1 đáp ứng các yêu cầu của Data Sanitization, nhưng có nhiều phương pháp xử lý dữ liệu khác không đạt được điều này. Các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế, nhưng không chính xác với những điều kiện của Data Sanitization được liệt kê ở trên. Các phương pháp Data Sanitization không đầy đủ này chưa được chứng minh là khiến dữ liệu trên những thiết bị lưu trữ không thể khôi phục.

    Phương pháp Data Sanitization chưa đầy đủ bao gồm:
    Data Deletion (“Delete” dữ liệu)
    Data Wiping (“Wipe” dữ liệu)
    File Shredding (“Shred” file)
    Reformatting (Format lại)
    Factory Reset (Khôi phục cài đặt gốc)
    Data Purging (Phương pháp xóa vĩnh viễn dữ liệu khỏi không gian lưu trữ)
    Data Destruction (Quá trình hủy dữ liệu được lưu trữ trên băng, đĩa cứng và các dạng phương tiện điện tử khác để chúng hoàn toàn không thể đọc, truy cập hoặc sử dụng cho những mục đích trái phép)

    Không có phương pháp nào trong số này bao gồm các bước xác minh và chứng nhận cần thiết việc đạt được những yêu cầu của Data Sanitization. Khi xem xét một phương pháp Data Sanitization cho tổ chức của mình, hãy xem xét khả năng chịu rủi ro. Các ngành công nghiệp có quy định chặt chẽ nên lựa chọn một phương pháp Data Sanitization hoàn chỉnh để có thể tuân thủ những quy định về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, cũng như giảm thiểu tác động của việc vi phạm bảo mật.

    Danh sách các phương pháp Data Sanitization

    Dưới đây là một số phương pháp Data Sanitization phổ biến được sử dụng bởi các chương trình hủy dữ liệu và kèm theo đó là tổ chức hoặc cá nhân tạo ra phương pháp đó:
    Secure Erase (tên được đặt cho một nhóm lệnh có sẵn từ firmware trong các ổ cứng dựa trên PATA và SATA)
    DoD 5220,22-M (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ)
    NCSC-TG-025 (Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ)
    AFSSI-5020 (Không quân Hoa Kỳ)
    AR 380-19 (Quân đội Hoa Kỳ)
    NAVSO P-5239-26 (Hải quân Hoa Kỳ)
    RCMP TSSIT OPS-II (Canada)
    CSEC ITSG-06 (Canada)
    HMG IS5 (Anh)
    ISM 6.2.92 (Úc)
    NZSIT 402 (New Zealand)
    VSITR (Đức)
    GOST R 50739-95 (Nga)
    Gutmann (Peter Gutmann)
    Schneier (Bruce Schneier)
    Pfitzner (Roy Pfitzner)
    Random Data (sử dụng một số chương trình hủy dữ liệu để ghi đè thông tin hiện có trên ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác)
    Write Zero (phương pháp Data Sanitization dựa trên phần mềm Write Zero để ghi đè lên dữ liệu hiện có trên thiết bị lưu trữ như ổ cứng)

    Hầu hết các chương trình hủy dữ liệu cũng cho phép bạn tùy chỉnh phương pháp Data Sanitization của riêng mình với bất kỳ mẫu nào và có thể ghi đè bao nhiêu lần tùy ý.

    Ví dụ, chương trình có thể cho phép bạn chọn ghi đè dữ liệu với số 0 trong lần đầu tiên, 1 trong lần thứ hai và sau đó là các ký tự ngẫu nhiên cho 8 lần khác nữa. Hiệu ứng này là một phiên bản sửa đổi của phương pháp Schneier, thường chỉ hỗ trợ 7 lần theo kiểu hơi khác một chút.
    Phương pháp Data Sanitization nào là tốt nhất?


    Ghi đè một hoặc nhiều file hay toàn bộ ổ cứng, mỗi lần với một ký tự, sẽ ngăn mọi phương thức khôi phục file dựa trên phần mềm phục hồi dữ liệu từ ổ cứng. Điều này gần như nhận được sự đồng thuận ở tất cả mọi nơi.

    Theo một số nhà nghiên cứu, một lần ghi đè dữ liệu là đủ để ngăn chặn các phương pháp trích xuất thông tin dựa trên phần cứng tiên tiến ngay cả từ ổ cứng, nghĩa là hầu hết các phương pháp Data Sanitization đều quá mức cần thiết. Nhưng điều này không được những người khác đồng tình.

    Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng Secure Erase là cách tốt nhất để ghi đè lên toàn bộ ổ cứng trong một lần. Phương thức Write Zero rất đơn giản thực hiện cơ bản cùng một điều, nhưng chậm hơn nhiều.

    Sử dụng bất kỳ phương pháp nào để xóa dữ liệu thực sự chỉ là ghi đè dữ liệu khác lên trên dữ liệu trước đó, để thông tin được thay thế bằng thứ gì đó vô dụng (mỗi phương thức đều hoạt động theo cách này). Dữ liệu mới về cơ bản là ngẫu nhiên và thực tế không chứa bất kỳ thông tin cá nhân nào. Đó là lý do tại sao các số 1, 0 và ký tự ngẫu nhiên được sử dụng.
    Nếu một lần ghi đè là đủ, tại sao có quá nhiều phương pháp Data Sanitization như vậy?

    Như bài viết đã đề cập ở trên, không phải ai cũng đồng ý về việc phương pháp Data Sanitization dựa trên phần mềm sẽ ngăn chặn tất cả các biện pháp khôi phục dữ liệu. Do có các phương pháp tiên tiến dựa trên phần cứng có thể trích xuất thông tin từ ổ cứng đang tồn tại, một số tổ chức và nhà nghiên cứu của chính phủ đã nghĩ ra nhiều phương pháp ghi đè dữ liệu nhất định, theo nghiên cứu, có thể ngăn các phương pháp phục hồi tiên tiến này hoạt động.
    "Xác nhận việc ghi" nghĩa là gì?

    Nếu đọc thêm về các phương pháp Data Sanitization cá nhân, bạn sẽ thấy hầu hết trong số chúng đều có phần xác minh sau khi ghi đè một ký tự lên dữ liệu, nghĩa là chúng sẽ kiểm tra ổ đĩa để đảm bảo rằng nội dung thực sự đã được ghi đè.

    Nói cách khác, xác minh việc ghi dữ liệu giống như việc kiểm tra xem bạn thực sự đã làm điều này đúng cách chưa.

    Một số công cụ phần mềm xóa dữ liệu sẽ cho phép bạn thay đổi số lần xác minh rằng các file đã biến mất. Một số tùy chọn có thể xác minh chỉ một lần duy nhất vào cuối quá trình (sau khi tất cả các lần ghi đè đã được hoàn thành), trong khi những công cụ khác sẽ xác minh việc ghi sau mỗi lần.

    Để kiểm tra toàn bộ ổ đĩa sau mỗi lần ghi đè nhằm đảm bảo rằng các file đang bị xóa chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì chương trình phải kiểm tra thường xuyên hơn so với chỉ một lần vào cuối quá trình.

    Chúc bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp!





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino24



    longhuong, Hosting Viet Khuyen mai, Tool Rut Gon Link, Tool tang nhanh traffic, Tool check IP PC online, Hang Xach Tay My, Tin nhan SMS mien phi, The gioi da phuong tien mobile, Dich vu sua chua may tap the duc, Lap dat Camera


    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )


    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Scroll to Top