Email có thể không được quan tâm đến nhiều như phương tiện truyền thông xã hội và các kênh tiếp thị mới nổi khác, nhưng hiện nay đây vẫn được cho là công cụ tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả, có tỷ lệ ROI cao nhất.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 77% người tiêu dùng cho biết họ thích nhận được tin nhắn quảng cáo qua email, dựa trên sự cho phép của cá nhân.
Trong khi đó chỉ có 4% số người được hỏi trả lời là Facebook, Twitter và các ứng dụng di động đều chỉ có 1%. Đó là một thông điệp rất rõ ràng về cách làm sao để tiếp cận những người bạn muốn nhắm đến, để họ thật sự muốn nghe từ bạn và muốn biết về bạn..
Để làm
kênh tiếp thị này thật sự hiệu quả, dưới đây là 6 sai lầm phổ biến trong
email marketing và cách hướng dẫn để tránh khỏi chúng.
Sai lầm thứ nhất: Không chú ý tới nhu cầu của người mua
Bạn có bao
giờ nghĩ rằng giám đốc điều hành của 1 công ty lớn ở TPHCM có nhu cầu
giống đội ngũ tiếp thị nhỏ của 1 công ty ở miền Tây? Có lẽ là không.
Những sản phẩm và dịch vụ khác nhau sẽ có những đối tượng khách hàng cụ
thể khác nhau.
Hơn nữa,
tỉ lệ khối lượng email bán lẻ tăng 61% từ 2007 đến 2011, tạo nên một môi
trường rất ồn ào và sôi động. Để có thể bước qua sự lộn xộn và rối rắm
của thị trường, bạn cần “nói chuyện trực tiếp” với khách hàng của mình.
Sử dụng
chiến lược phân khúc để nhắm đến nhu cầu cụ thể của khách hàng cụ thể.
Bằng cách làm như vậy, công ty bạn sẽ trở thành một “người bạn” thân
thiện đối với khách hàng.
Sai lầm thứ 2: Phát hành cùng một thông điệp tới tất cả địa chỉ
Email
marketing là một công cụ tuyệt vời trong việc điều chỉnh đối tượng khách
hàng. Sự tương tác của email với khách hàng không phải tất cả đều như
nhau. Một số khách hàng tiềm năng có thể đã biết đến bạn trên các phương
tiện truyền thông xã hội, nhưng những người khác có thể chưa bao giờ
nghe nói về công ty của bạn.
Bạn có từng nghe nói về định nghĩa "điên rồ": làm những điều tương tự nhiều hơn, nhiều hơn và mong chờ những kết quả khác nhau?
Đa số
người làm email marketing thường mắc sai lầm là gửi cùng thông điệp, sử
dụng cùng chiến lược cho các chiến dịch khác nhau mà không xem xét tình
hình thực tế về tỷ lệ phản hồi từ email. Hãy bắt đầu chú ý đến tỷ lệ đó
ngay bây giờ để đánh giá hiệu quả chiến dịch e-mail marketing. Có 2 bước
bạn cần làm khi sử dụng những thông điệp mới cho khách hàng:
Sử dụng
chiến dịch " thử nghiệm " bằng cách chia nhỏ các chiến dịch gửi email sẽ
giúp bạn kiểm tra hiệu quả thông điệp phát ra, tuỳ chỉnh thời gian gửi
thư, cùng nhiều hoạt động khác. Qua đó chúng ta sẽ biết được thông điệp
phát ra có đúng đối tượng hay không, có được quan tâm nhiều không, tránh
những hoạt động tốn thời gian nhưng cho kết quả không tốt.
Kết hợp
các hoạt động đánh giá, theo dõi, cuối cùng là điều chỉnh thông điệp
email sẽ giúp gia tăng tỉ lệ mở thư, từ đó tạo ra những chiến lược
e-mail marketing hiệu quả.
Sai lầm thứ 3: Thông điệp không thu hút khách hàng
Bạn sẽ
thấy khách hàng rất ít mở những email có thông điệp bình thường, tức là
thông điệp không để lại dấu ấn hoặc thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Một thông điệp hấp dẫn có thể mang lại tỷ lệ mở mail lý tưởng. Ví dụ:
một công ty bán giảm giá máy quay phim mini, thông điệp mà họ gửi đến
cho khách hàng là: “Cẩn thận với máy quay lén siêu nhỏ”. Nếu bạn là
khách hàng, hẳn thông điệp đó gây ra sự tò mò không ít đúng không?
Bên cạnh
đó, thông điệp còn có khả năng giúp tăng doanh số bán hàng. Với những
thông điệp như: “Giảm giá 10%”, “Tặng kèm sản phẩm”, “Ưu đãi sử dụng
dịch vụ trong 1 tuần chỉ với…” sẽ đánh vào tâm lý đa số khách hàng là
“trông chờ” có sự ưu đãi hoặc giảm giá từ các sản phẩm và dịch vụ mà họ
ưa thích. Cho nên bạn cần chú ý khi đưa ra thông điệp để không những làm
tăng số lượng mở mail mà còn có thể phát triển doanh số bán hàng nếu
các chiến dịch của bạn đến đúng đối tượng khách hàng.
Sai lầm thứ 4: Không để liên kết tới trang đích (landing page) của Website
Bạn gửi
email tiếp thị nhằm mục địch tăng doanh số bán hàng bằng cách tăng lưu
lượng truy cập đến trang web của bạn phải không? Vì vậy, đừng quên để
các liên kết đến trang web của bạn, và đến các trang sản phẩm và dịch vụ
cụ thể (landing page) trong email.
Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng các liên kết càng thêm nhiều bao nhiêu, thì tỷ lệ nhấp chuột càng cao bấy nhiêu.
Tuy nhiên
điều đó không có nghĩa khách hàng chủ trương tải email của bạn với các
liên kết không liên quan với ý định nhấp chuột. Quá nhiều liên kết sẽ
“tắt” các khách hàng tiềm năng.
Để có
những con số “đẹp” về tỷ lệ nhấp chuột , bạn hãy tăng dần dần thêm các
liên kết đến trang web cho đến khi bạn có được “điểm ngọt” – đường link
mang lại lợi nhuận cao nhất.
Sai lầm thứ 5: Bỏ qua những người đọc Email Marketing bằng điện thoại di động
Nghiên cứu
gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng chóng mặt của người xem email bằng
di động từ 10/2010 đến 3/2011 lên đến 81%. Bạn không thể bỏ qua xu hướng
này. Không cần biết vấn đề nội dung của bạn như thế nào, nếu khách hàng
tiềm năng của bạn không thể đọc được nó trên một điện thoại thông minh
hoặc máy tính bảng, nó sẽ không được đọc.
Email của
bạn trên điện thoại di động phải tối ưu hóa nó cho nhiều hệ điều hành
điện thoại di động (iOS, Android, Windows, vv), và tất cả những yêu cầu
khác nhau trong đó.
Hãy nhớ
rằng người đọc email di động sẽ không tự động tải hình ảnh, thậm chí nếu
họ làm tải chúng, bạn không có đảm bảo rằng những hình ảnh sẽ hiển thị
đúng. Vì vậy, thiết kế giống như email di động: sử dụng văn bản HTML, sử
dụng văn bản thay thế cho hình ảnh, và đừng quên bao gồm một phiên bản
text không định dạng.
Sai lầm thứ 6: Không có một chiến lược gửi email cụ thể
Lý do hàng đầu để một người đăng ký “không nhận email nữa” đó là họ nhận được email của công ty bạn quá thường xuyên.
Bạn phải
đặt ra một kế hoạch gửi email marketing, trong đó chiến lược đưa ra là
sẽ gửi email đến từng nhóm đối tượng khách hàng. Cần phải lên lịch gửi
mail cụ thể, chú ý 1 số điểm chính như sau:
- Tránh để cho các danh sách gửi bị trùng nhau.
- Không nên gửi mail vào thứ 2 đầu tuần.
- 1 tuần không nên gửi quá 3 email từ công ty bạn.
- Bên cạnh
đó bạn cần phải theo dõi chặt chẽ tỷ lệ huỷ nhận email trên tỷ lệ mở
email. Con số lý tưởng là dưới 0.1%. Từ đó bạn có thể thấy một khoảng
thời gian khá rõ ràng cho kế hoạch của bạn đến khi có thể gửi email một
lần nữa.
Nguồn : eqvn
Người viết : văn hưng lê
Biên soạn lại : Nino 24