• Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

    Cận cảnh smartphone sở hữu màn hình cong 2.5D, RAM 2GB giá 2 triệu đồng


    Sở hữu thiết kế tinh tế, màn hình cong 2.5D cùng cấu hình mạnh với RAM 2GB, LAI Zumbo J là chiếc smartphone nổi bật hơn hẳn trong phân khúc 2 triệu đồng của hãng Mobiistar.

    Nối tiếp sự thành công của “đàn anh” LAI Zumbo vào thời điểm cuối năm 2015, bộ đôi “Anh em Soái Ca” LAI Zumbo S & LAI Zumbo J gây chú ý từ những ngày đầu ra mắt. Và nay, LAI Zumbo J đã chính thức xuất hiện với những hình ảnh cận cảnh đầu tiên.

    Về thiết kế, LAI Zumbo J có kiểu dáng gọn gàng, các góc cạnh bo cong mềm mại, giúp cho việc cầm nắm, thao tác máy rất thoải mái.




    Mặt trước máy trang bị màn hình 5.2 inch HD với mặt kính cong 2.5D xu hướng, vừa mang đến sự sang trọng khi cầm trên tay, đồng thời giúp hạn chế tình trạng cấn tay khi sử dụng máy trong thời gian dài và liên tục. Cạnh viền màn hình máy có kích thước khá mỏng, tương tự như dòng smartphone cao cấp.

    LAI Zumbo J bố trí camera selfie 5 MP, đi kèm đèn flash LED, hứa hẹn cho ra đời những bức ảnh selfie chất lượng cao. Mặt lưng Lai Zumbo J được thiết kế theo dạng phẳng, hạn chế tình trạng bám bẩn dấu vân tay, bố trí camera sau 8 MP, tích hợp đèn flash LED trợ sáng, loa ngoài đặt tại vị trí cân xứng với thân máy nhìn khá đẹp mắt. Ngoài ra, nắp lưng máy có thể tháo rời giúp dễ dàng thay thế pin, 2 SIM và thẻ nhớ.



    Về cấu hình, LAI Zumbo J sở hữu màn hình IPS kích thước 5.2 inch với độ phân giải HD, hiển thị hình ảnh đạt mức khá tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu làm việc và giải trí cơ bản của dân văn phòng khi lướt web, đọc báo, xem video trên Youtube.




    Máy trang bị vi xử lý lõi tứ MT6580 xung nhịp 1.3GHz, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, tích hợp khe cắm thẻ nhớ micro-SD, pin dung lượng 2.500 mAh. Nhờ vậy, người dùng có thể chơi mượt mà những dòng game đòi hỏi cấu hình cao như Asphalt 8 ở thiết lập mặc định trong một thời gian khá dài.



    Bên cạnh đó, LAI Zumbo J còn được cài sẵn hệ điều hành Android 6.0 Marshmallow mới nhất, giúp cho hệ thống ổn định hơn, cơ chế đa nhiệm hoạt động hiệu quả, thời lượng pin dài hơn. Nhìn chung, với những ưu điểm nổi bật từ mặt kính cong 2.5D, RAM 2GB, bộ đôi camera 5MP – 8MP, LAI Zumbo J nổi bật hơn hẳn so với phần lớn các smartphone khác trong phân khúc 2 triệu đồng




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương với tốc độ 60 Tb/s của Google chính thức hoạt động

    nino24 ) - Cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương với tốc độ 60 Tb/s của Google chính thức hoạt động
    Đây là tuyến cáp quang biển dài tới 9.000 km, nối liền Mỹ và Nhật Bản xuyên qua Thái Bình Dương, với tốc độ đường truyền lên đến 60 Tb/s.

    Tuyến cáp quang biển mới nối liền Nhật Bản và Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương là một trong những dự án lớn được tài trợ bởi Google. Ngày hôm nay 30 tháng 6, nhà thầu NEC Corporation cho biết đã hoàn thành và sẵn sàn đưa tuyến cáp quang này vào sử dụng.

    Toàn bộ tuyến cáp quang biển này kéo dài tới 9.000 km, từ Oregon tới Chiba và quận Mei của Nhật Bản. Ngoài kết nối giữa Mỹ và Nhật Bản, tuyến cáp quang này cũng sẽ có khả năng phục vụ một số thành phố lớn khác tại Châu Á.

    Dự án đặc biệt này cũng được đặt một cái tên đặc biệt không kém, đó chính là “Faster”. Lần đầu tiên được công bố vào tháng 8 năm 2014, bởi các nhà đầu tư chính là Google, Global Transit, China Telecom Global, Singtel, China Mobile International và KDDI.



    Nhà thầu chịu trách nhiệm xây dựng tuyến cáp quang này là NEC, tập đoàn công nghệ thông tin toàn cầu có trụ sở chính tại Nhật Bản. NEC cũng sẽ chịu trách nhiệm vận hành tuyến cáp quang biển này, cùng với việc sửa chữa và bảo trì.




    Faster là tuyến cáp quang biển duy nhất cho đến nay có thể cung cấp tốc độ đường truyền lên đến 60 terabit mỗi giây, nhờ sử dụng loại cáp có tới 6 lõi. Do đó, tuyến cáp này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các công ty internet toàn cầu như Google.

    Đặc biệt là khi Google cũng đang cạnh tranh trong cuộc đua điện toán đám mây, lượng dữ liệu được lưu trữ và truyền tải trong tương lai sẽ là những con số khổng lồ. Chính vì vậy mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường truyền internet băng thông rộng, tốc độ cao là rất cần thiết.

    Đây cũng không phải là dự án cáp quang biển đầu tiên được Google đầu tư. Gã khổng lồ tìm kiếm đã từng đầu tư vào 2 dự án cáp quang biển khác xuyên đại dương.

    Cung cấp đường truyền internet tốc độ cao cũng sẽ là một mảng kinh doanh mới của Google. Công ty con Google Fiber đang muốn cạnh tranh với các nhà cung cấp mạng internet tốc độ cao khác tại Mỹ. Đây chính là tiền đề để Google có thể trở thành nhà mạng toàn cầu.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Người Nhật đã tạo ra chiếc xe đạp - đi bộ độc nhất thế giới


    Có người đi bộ giảm cân, có người đạp xe giảm cân. Bạn hãy làm khác họ, lái xe đạp bằng cách đi bộ để giảm cân!

    Bạn đã biết tới The Walking Dead, nhưng giờ là thời điểm của The Walking Bike trỗi dậy!

    Bạn mong muốn thích đi bộ, nhưng lại muốn tốc độ đi bộ nhanh như đi xe đạp? Có người sẽ bảo là bạn tham lam, nhưng có người sẽ bắt tay sáng tạo ra chiếc xe đạp vận hành bằng cách đi bộ dành riêng cho bạn.

    Đội ngũ kĩ thuật viên người Nhật đứng sau chiếc xe đạp đi bộ này mong muốn tạo ra một chiếc máy có thể di chuyển nhanh hơn đi bộ mà lại vận hành đơn giản hơn đi xe đạp, và từ đó Walking Bike ra đời. Tốc độ tối đa của chiếc xe có thể lên tới 24 km/h, nhờ có một động cơ gắn trên xe (phải, vẫn cần động cơ chứ). Động cơ này có thể giúp bạn di chuyển mọi lúc, nhất là khi phải vác “con ngựa sắt” này leo lên dốc.







    Động cơ điện sử dụng pin lithium-ion có thể chạy xa tới 20 km chỉ với 2 tiếng sạc. Chiếc Xe Đạp Đi Bộ này dài 120 cm và rộng 60 cm, với cân nặng 36.3 g. Nó được thiết kế nhỏ gọn dành riêng cho đường xá của người Nhật, và cũng rất thuận tiện khi cất trữ trong nhà hay tại những khu vực đỗ xe.







    Giá bán của chiếc xe này vào khoảng 2.000 USD, giống mà lại khác với xe đạp điện, khi mà bạn có thể vừa di chuyển vừa tập thể dục, quả là quá tiện.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Xiaomi làm điện thoại "cục gạch": dáng giống hệt Nokia 130, giá khoảng 660 ngàn đồng

    nino24 ) - Xiaomi làm điện thoại "cục gạch": dáng giống hệt Nokia 130, giá khoảng 660 ngàn đồng

    Hết điện thoại thông minh, máy tính bảng, giờ tới lượt điện thoại cục gạch Xiaomi được ra đời.

    Bên cạnh những sản phẩm đã quá quen thuộc là smartphone, tablet hay vòng đeo tay, Xiaomi mới đây còn tung ra cả điện thoại cục gạch. Tuy nhiên, chiếc feature phone này không mang nhãn Mi như thường lệ, thay vào đó là cái tên lạ hoắc "21KE".

    Được biết, 21KE C1 là một chiếc điện thoại cơ bản dành riêng cho đối tượng người cao tuổi, vừa được giới thiệu bởi thương hiệu 21KE. Giá bán của chiếc điện thoại này được niêm yết tại Trung Quốc là 199 tệ - tương đương khoảng 660.000 đồng.







    Sơ qua, 21KE C1 có thiết kế khá giống với mẫu Nokia 130 được Microsoft tung ra trước đây. Máy có 4 phiên bản màu sắc tùy chọn là đen, trắng, xanh nước biển và đỏ. Đặc trưng của 21KE C1 là sở hữu vỏ nhựa nhiều màu sắc, có phím cứng nổi dạng T9 truyền thống.

    Về mặt thông số, điện thoại 21KE C1 trang bị màn hình màu kích thước 2,4 inch, chạy nền tảng Care OS do chính 21KE tự phát triển, tối ưu trải nghiệm cho người dùng lớn tuổi, icon đơn giản, to, rõ ràng, dễ sử dụng.

    Bên cạnh đó, 21KE C1 có thể hiển thị thông tin dự báo thời tiết, tự động chỉnh giờ, loa lớn 100 mW, có tích hợp đèn pin, pin dung lượng 1.400 mAh cho thời gian chờ lên đến 40 ngày, hỗ trợ GPRS, Bluetooth 3.0, tích hợp thẻ nhớ lên tới 32 GB, xem ảnh, nghe nhạc, nghe radio...

    Đặc biệt, 21KE C1 còn đi kèm tính năng thêm liên hệ từ xa. Nghĩa là chúng ta có thể thêm bất kì số điện thoại liên hệ mới cho người già (bố, mẹ, ông, bà...) từ xa, thông qua một cú pháp gửi tin nhắn. Hoặc chúng ta cũng có thể định vị từ xa địa điểm của người thân, cũng thông qua một cú pháp gửi tin nhắn.







    Theo tìm hiểu, 21KE là một công ty nằm trong hệ sinh thái công nghệ của Xiaomi, tương tự thương hiệu Mijja sản xuất nồi cơm điện thông minh và ấm đun nước thông minh. Ban đầu, 21KE được thành lập vào năm 2011, hoạt động dưới hình thức một startup chuyên cung cấp các mẫu điện thoại hướng tới đối tượng người cao tuổi.

    Điểm nổi trội của 21KE là việc sở hữu một hệ điều hành riêng cho feature phone có tên Care OS, do chính công ty này tự phát triển, tối ưu trải nghiệm cho người cao tuổi.







    Tới năm 2014, Xiaomi đã đầu tư một khoản tiền lớn vào 21KE. Từ đó, 21KE trở thành một phần trong hệ sinh thái của Xiaomi, dù thương hiệu này ít được người dùng biết tới.

    Theo nhiều chuyên gia, 21KE là một khoản đầu tư đầy khôn ngoan của Xiaomi. Với bối cảnh thị trường smartphone đang ngày càng trở nên khốc liệt, điện thoại "cục gạch" dành cho người cao tuổi chính là một hướng đi khả quan dành cho công ty Trung Quốc.



    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

    Cấu hình Ruckus ZoneDirector 1100 với Ruckus ZoneFlex 7372


    Mục đích: cung cấp cho khách dùng wifi với key được sử dụng trong vòng 1h

    Mô hình sử dụng:



    1. Đăng nhập vào trang quản lý mặc định có ip 192.168.0.2

    2. Kết nối Ruckus 7372 vào Ruckus 1100. Xem trạng thái báo Connected trong thẻ Monitor > Access Points



    3. Cấu hình DHCP cho 1100 trong thẻ Configure > System > DHCP Server. Nếu hệ thống mạng của bạn đã có DHCP thì khỏi làm bước này



    4. Tạo WLAN guest trong thẻ Configure > WLANs



    5. Tạo Role chung thuc guest trong thẻ Configure > Roles. Chọn dòng Allow guest pass generation



    6. Tạo User tieptan tương ứng với Role vừa mới tạo trong thẻ Configure > Users



    7. Đăng nhập vào địa chỉ http://dia_chi_ip_ruckus/guestpass. Dùng user tieptan ở trên để đăng nhập



    8. Tạo pass cho khách truy cập wifi. Dấu chọn Multiple là dùng pass trên nhiều thiết bị. Dòng Valid for có thể chọn ngày, tuần hay giờ hiệu lực

    9. In pass gởi cho khách hàng



    10. Kiểm tra ở đầu khách hàng xem hoạt động của pass:



    Chúc bạn thành công!




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

    Quản lý máy in trong Windows Server 2008 – Phần 3

    nino24 ) - Quản lý máy in trong Windows Server 2008 – Phần 3
    Cho đến phần ba của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về các tiện ích quản lý máy in mới có trong Windows Server 2008, giới thiệu cách hợp nhất các máy in trong mạng.

    Trong phần này, chúng tôi sẽ kết thúc loạt bài bằng cách giới thiệu cho các bạn cách sử dụng chính sách nhóm để triển khai các máy in đến các máy khách trong mạng.
    Một số vấn đề với máy khách
    Trước khi bắt đầu chúng tôi muốn chỉ ra rằng kỹ thuật mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn ở đây sẽ chỉ làm việc với Windows Vista. Cả Windows Server 2008 và Windows Vista đều cung cấp các thiết lập chính sách nhóm không tồn tại trong các phiên bản Windows trước, chính vì vậy các bạn không thể sử dụng kỹ thuật  này để triển khai các máy in trong mạng vào các máy khách đang sử dụng hệ điều hành Windows XP. Mặc dù vậy vẫn có một cách giải quyết khác mà các bạn có thể sử dụng nếu muốn triển khai các máy in cho những máy khách kế thừa này.
    Còn một vấn đề nữa mà chúng tôi cần chỉ ra với kỹ thuật mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn là các máy in trong mạng cần phải được chỉ định để có thể triển khai đến tất cả các máy khách có chính sách nhóm gắn liền. Đây là một vấn đề quan trọng vì các chính sách nhóm thường áp dụng cho một số lượng lớn người dùng hoặc máy tính.  
    Triển khai máy in mạng thông qua các thiết lập chính sách nhóm
    Quá trình triển khai thực tế các máy in mạng thông qua các thiết lập chính sách nhóm lại khá đơn giản. Cần lưu ý rằng nếu chỉ có máy chủ in ấn trong mạng chạy Windows Server 2008 là hoàn toàn chưa đủ. Ngoài điều kiện đó, Active Directory của bạn phải nắm được các thiết lập chính sách nhóm mà bạn sẽ thay đổi. Chính vì vậy, phiên bản lược đồ Active Directory phải được dựa trên Windows Server 2003 R2 hoặc Windows Server 2008 của chúng.
    Để cấu hình chính sách nhóm nhằm triển khai các máy in trong mạng, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách mở rint Management console trên máy chủ quản lý in ấn của Windows Server 2008. Sau đó điều hướng thông qua cây giao diện đến Print Management | Print Servers | your print server| Printers. Kích phải vào network printer nào mà bạn muốn triển khai, sau đó chọn lệnh Deploy With Group Policy từ menu xuất hiện, như thể hiện trong hình A bên dưới.

    Hình A: Kích phải vào máy in mạng mà bạn muốn triển khai, sau đó chọn liên kết Deploy With Group Policy từ menu xuất hiện.
    Tại đây, Windows sẽ mở hộp thoại Deploy With Group Policy. Thứ đầu tiên mà bạn phải thực hiện là quyết định chính sách nhóm nào mà mình muốn bổ sung máy in đến. Để thực hiện điều đó, hãy kích nút Browse, sau đó chọn một chính sách nhóm nào đó từ danh sách.
    Tiếp đến, sử dụng các hộp kiểm bên dưới danh sách GPO Name để điều khiển xem liệu máy in có cần được triển khai theo một nguyên tắc nào đó hay không (người dùng hoặc máy tính, hoặc cả hai). Cuối cùng, kích nút Add, khi đó máy in sẽ được bổ sung vào danh sách các thiết lập GPO để được triển khai, xem thể hiện trong hình B. Nếu muốn nhóm máy in trong các đối tượng chính sách nhóm khác, bạn có thể kích nút Browse lần nữa, chọn đối tượng chính sách nhóm khác. Khi thực hiện xong, hãy kích OK.

    Hình B: Hộp thoại Deploy With Group Policy cho phép bạn điều khiển các chính sách nhóm có bổ sung máy in
    Một số vấn đề với Windows XP và Windows Server 2003
    Như đã đề cập ở trên, kỹ thuật này chỉ làm việc với Windows Vista, tuy nhiên vẫn có một số cách mà bạn có thể áp dụng nhằm triển khai các máy in cho Windows Server 2003 hoặc Windows XP.
    Nếu mở thư mục Windows'System32 của Windows 2008 server, bạn sẽ thấy một file có tên PushPrinterConnections.exe. Có thể sử dụng Group Policy Object Editor để thêm kịch bản này vào kịch bản đăng nhập. Cho ví dụ, nếu bạn muốn áp dụng kịch bản theo một nguyên tắc người dùng, khi đó cần phải mở Group Policy Object Editor và điều hướng thông qua cây Group Policy để đến được User Configuration | Windows Settings | Scripts (Logon / Logoff). Tiếp đến, kích chuột phải vào kịch bản đăng nhập và chọn lệnh Properties. Sau khi trang thuộc tính của màn hình Logon xuất hiện, kích nút Show Files. Lúc này, copy filePushPrinterConnections.exe vào cửa sổ kết quả. Khi thực hiện xong, hãy quay trở lại trang Logon Properties, kích nút Add. Nhập PushPrinterConnections.exe vào trường Script Name, sau đó nhập vào LOG trường Script Parameters. Kích OK hai lần để hoàn thiện quá trình thực hiện.
    Kết luận
    Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách sử dụng thiết lập chính sách nhóm để kết nối người dùng với các máy in mạng một cách dễ dàng hơn so với việc triển khai các kết nối máy in thủ công.




    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Quản lý máy in trong Windows Server 2008 – Phần 2

    nino24 ) - Quản lý máy in trong Windows Server 2008 – Phần 2

    Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách cài đặt giao diện quản trị máy in Print Management console. Trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn cách chuyển các network print server khác sang một network print server khác mà bạn đã tạo.
    Chuyển Network Printer
    Khi đã có một máy chủ quản lý việc in ấn cho doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ muốn hợp nhất một số print server khác. Việc hợp nhất sẽ cho phép bạn điều hành tất cả các các máy in trong mạng thông qua một network print server, do đó sẽ giảm được số nhiệm vụ dành cho việc duy trì print server mà nhân viên quản trị cần phải thực hiện.
    Để hợp nhất các network print server, bạn hãy mở Print Management console bằng cách chọn lệnh Print Management từ Administrative Tools của máy chủ. Khi giao diện xuất hiện, kích vào mục Print Servers và chọn print server mà bạn muốn chuyển. Kích phải vào print server này, sau đó chọn lệnh Export Printers to a File từ menu xuất hiện.
    Tại đây, Windows sẽ khởi chạy Printer Migration Wizard. Màn hình ban đầu của wizard sẽ hiển thị cho bạn các driver và bộ xử lý của máy in sẽ được export, xem thể hiện trong hình A.

    Hình A: Printer Migration Wizard sẽ liệt kê driver và bộ xử lý của máy in sẽ được export.
    Kích Next, khi đó bạn sẽ nhận được một nhắc nhở chỉ định đường dẫn và tên file mà bạn muốn export thông tin máy in. Nhập các thông tin này vào địa điểm được cung cấp, sau đó kích Next lần nữa. Wizard lúc này sẽ export các thông tin máy in vào một file đã được thiết kế sẵn. Khi quá trình hoàn tất, wizard sẽ thông báo cho bạn có lỗi nào xuất hiện hay không, nó cũng sẽ cho bạn quan sát các entry đã được ghi vào bản ghi sự kiện của hệ thống. Kích nút Finish để hoàn tất quá trình.
    Phần còn lại của quá trình di trú là hoàn toàn đơn giản. Bạn chỉ cần mở phần Print Servers, sau đó chọn print server mà bạn muốn import các máy in khác vào. Kích phải vào print server và chọn tùy chọn Import Printers From A File từ menu xuất hiện. Sau khi thực hiện thao tác này, Windows sẽ khởi chạy Printer Migration wizard.
    Nhập vào đường dẫn và tên file của file export mà bạn đã tạo, sau đó kích nút Next. Sau đó bạn sẽ thấy một danh sách các driver và bộ xử lý của máy in sẽ được import.
    Kích Next, khi đó bạn sẽ bắt gặp màn hình như thể hiện trong bình B bên dưới. Như những gì bạn thấy trong hình, bạn phải chỉ dẫn cho Windows những gì cần thực hiện nếu một trong các máy in đang được import giống với máy in đã tồn tại. Bạn cũng cần phải chỉ dẫn cho Windows rằng liệu mình có muốn các máy in mới được liệt kê trong Active Directory hay không. Kích Next, khi đó Windows sẽ import các máy in. Khi wizard hoàn tất, bạn sẽ thấy các máy in mà mình đã import được liệt kê bên dưới print server hiện được chọn.

    Hình B: Bạn phải chỉ dẫn cho Windows cách xử lý với các xung đột
    Một số vấn đề cần suy xét
    Vấn đề lớn nhất cần phải suy xét khi nói đến việc chuyển các máy in là Print Management console có thể chuyển các máy in từ bất cứ Windows print server nào. Bạn không bị hạn chế trong việc chuyển các máy in của mình sang Windows Server 2008 print server. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vẫn có một số hạn chế nhất định trong cách thức thực hiện. Cho ví dụ, bạn không thể chuyển một cụm driver máy in 64-bit sang máy chủ Windows 2000 và mong đợi chúng làm việc.
    Một hạn chế nữa là nếu bạn muốn chuyển các biểu mẫu tùy chỉnh hoặc các profile thì chúng chỉ có thể được import vào print server nội bộ. Vì một số lý do nào đó, Windows không hỗ trợ việc export chúng sang các print server khác.
    Một lời khuyên cuối cùng là Windows Server 2008 cung cấp một công cụ dòng lệnh mang tên PrintBRM.exe. Với công cụ này, một số quản trị viên có thể sử dụng Windows task scheduler để lập lịch trình cho tiện ích nhằm export các thông tin của máy in theo một chu kỳ nào đó, giống như cách backup một print server.
    Kết luận
    Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách chuyển hàng đợi in từ một print server sang một print server khác. Trong phần 3 của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng các thiết lập chính sách để quản lý các máy in trong mạng.






    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Quản lý máy in trong Windows Server 2008 – Phần 1

    Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một số ưu điểm trong cách thức quản lý máy in trong mạng của Windows Server 2008.

    Quay trở lại một chút về thời điểm Windows NT Server 3.5. Hệ điều hành máy chủ của Microsoft lúc này đã có khả năng quản lý các máy in. Tuy nhiên vào thời điểm này, các máy in muốn được quản lý cần phải được kết nối vật lý với máy chủ. Thêm vào đó, chuỗi in mà một máy chủ có thể host bị hạn chế bởi số lượng cổng song song có sẵn trên máy chủ đó.
    Ngày nay, hầu hết các máy in đều được kết nối trực tiếp vào mạng, các cổng song song đã không còn tồn tại như trước kia. Khi phần cứng máy in thay đổi thì các tính năng quản lý máy in có trong máy chủ Windows cũng thay đổi theo. Mặc dù vậy không phải tất cả các thay đổi trong Windows đều do vấn đề phần cứng của máy in thay đổi mà sự thực Microsoft đã thực hiện một số thay đổi rất có giá trị để tạo sự dễ dàng hơn trong việc quản lý máy in. Khi Microsoft tạo Windows Server 2008, họ đã thiết kế lại giao diện quản lý máy in nhằm giúp việc quản lý trở nên dễ hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn giao diện mới đó và cách sử dụng nó như thế nào trong quản lý máy in.
    Cài đặt các công cụ dịch vụ in ấn
    Khi thiết kế Windows Server 2008, Microsoft đã chọn phương pháp chỉ cài đặt một số thành phần tối thiểu ban đầu. Những gì cần thiết đối với nhiệm vụ của bạn cần phải được cài đặt bổ sung sau này.
    Tính năng quản lý máy in là một trong những thành phần như vậy. Print Services Tools không được cài đặt mặc định, vì vậy để sử dụng nó bạn cần phải cài đặt thành phần này trước. Để cài đặt Print Services Tools, bạn hãy mở Server Manager và chọn mục Features. Sau khi chọn xong, kích liên kết Add Featurescó trong panel kết quả. Khi đó Windows sẽ khởi chạy Add Features Wizard. Màn hình ban đầu của wizard sẽ yêu cầu bạn chọn tính năng mà bạn muốn cài đặt. Tìm trong danh sách các tính năng có sẵn cho tới khi bạn tìm thấy tùy chọn Remote Server Administration Tools.
    Một số mục trong Remote Server Administration Tools sẽ được cài đặt mặc định, vì vậy bạn cần mở rộng phần Remote Services Administration Tools, sau đó mở mục Role Administration Tools xuất hiện ở cấp tiếp theo. Cuối cùng, chọn hộp chọn Print Services Tools như thể hiện trong hình A, sau đó kích Next, tiếp đó làInstall và Close.

    Hình A: Chọn hộp kiểm Print Services Tools và kích Next.
    Truy cập Print Services Tools
    Lúc này bạn đã cài đặt xong Print Services Tools và có thể truy cập vào giao diện điều khiển Print Management bằng cách chọn lệnh Print Management từ menu Administrative Tools của máy chủ. Khi thực hiện thao tác này, bạn sẽ thấy một màn hình tương tự như màn hình thể hiện trong hình B bên dưới.

    Hình B: Bạn có thể thấy giao diện quản lý máy in mới trong hình
    Quản lý các máy in trong mạng
    Đến đây các bạn đã giới thiệu được diện mạo của giao diện quản lý máy in Print Management, tiếp đến hãy quan sát vào hình C bên dưới. Bạn sẽ thấy trong hình này số lượng máy in đã được định nghĩa và số lượng máy in có sẵn trong giao diện. Bạn cũng sẽ thấy mục All Drives cũng có các driver tương ứng với các thiết bị máy in khác nhau.

    Hình C: Bạn có thể thấy mục All Drives có các thiết bị máy in mạng khác nhau
    Đầu tiên các bạn cần biết rằng Windows đã đặt các mục All Printers và All Drivers một cách tự động trong trường hợp này. Bên cạnh đó có một điểm thú vị nữa là máy chủ mà chúng tôi đã cài đặt giao diện Print Management không phải là thành viên của miền Active Directory, chính vì vậy danh sách các máy in không được trích rút từ Active Directory. Lý do tại sao các thiết bị máy in xuất hiện như vậy là vì Windows Server 2008 đã tự động phát hiện các máy in mạng tồn tại trên cùng subnet có máy chủ, sau đó cài đặt chúng và các driver cần thiết.
    Một điểm nữa mà chúng tôi muốn chỉ ra cho các bạn trong hình C là tên máy chủ tương ứng với mỗi máy in. Mặc dù các máy in mạng nằm ở một điểm nào đó trong mạng nhưng Windows sẽ tự động tạo một hàng đợi cho mỗi máy in trên máy chủ. Một trong các chức năng chính của giao diện quản lý Print Management là cho phép bạn quản lý in ấn mạng tập trung. Trong loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách sử dụng các thiết lập chính sách nhóm để kết nối tự động các máy trạm làm việc với chuỗi in nằm trên máy chủ quản lý in ấn.
    Kết luận
    Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cách cài đặt giao diện Print Management. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chuyển các máy in mạng khác đến máy chủ in mạng và cách sử dụng các thiết lập chính sách nhóm để kết nối các máy trạm làm việc với các máy in khác nhau.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !

    Thiết lập nhận thực Wi-Fi trong Windows Server 2008 – Phần 2


    Phần hai này chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về cấu hình chức năng RADIUS trong Windows Server 2008, giới thiệu cách cấu hình các điểm truy cập không dây và cách cấu hình các máy khách.
    Trong phần một của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn lý do tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng chế độ Enterprise của Wi-Fi Protected Access (WPA hoặc WPA2) thay vì sử dụng chế độ Personal (PSK). Chúng ta cũng biết rằng nhận thực 802.1X trong chế độ Enterprise yêu cầu máy chủ RADIUS và đây là mọt thành phần có sẵn trong Windows Server.
    Chúng ta đã cài đặt và cấu hình Certificate Services trong Windows Server 2008. Trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn cách cài đặt và cấu hình Network Policy and Access Services. Sau đó sẽ thiết lập các bộ điều khiển và các điểm truy cập không dây với các thiết lập mã hóa và RADIUS. Tiếp đến chúng ta sẽ cấu hình các máy khách và thực hiện kết nối.
    Cài đặt Network Policy and Access Services Role
    Trong các phiên bản Windows Server trước, chức năng RADIUS được cung cấp bởi dịch vụ nhận thực Internet (Internet Authenticate Service, được viết tắt là IAS). Tuy nhiên bắt đầu từ Windows Server 2008, nó được cung cấp bởi Network Policy and Access Services. Thành phần này gồm có các dịch vụ IAS trước cùng với tính năng NAP mới.
    Trong cửa sổ Initial Configuration Tasks, bạn tìm và kích Add roles. Nếu bạn đã đóng hoặc đã ẩn cửa sổ đó, hãy kích Start> Server Manager, chọn Roles và kích Add Roles.
    Chọn Network Policy and Access Services (xem trong hình 1) và kích Next.

    Hình 1: Cài đặt Network Policy and Access Services role
    Xem lại hướng dẫn và kích Next.
    Chọn các mục được liệt kê dưới đây (xem hình 2):
    • Network Policy Server
    • Routing and Remote Access Servers
    • Remote Access Services
    • Routing

    Hình 2: Chọn cài đặt bốn tùy chọn đầu tiên
    Kích Next, sau đó kích Install và đợi cho quá trình cài đặt hoàn tất rồi kích Close.
    Lúc này bạn có thể bắt đầu việc cấu hình NPS với chức năng RADIUS: kích Start, đánh nps.msc và nhấn Enter.
    Với tùy chọn Standard Configuration, chọn RADIUS server for 802.1X Wireless or Wired Connections(xem hình 3) từ menu sổ xuống.

    Hình 3: Chọn RADIUS server for 802.1X
    Kích Configure 802.1X.
    Với Type of 802.1X connections, chọn Secure Wireless Connections (xem trong hình 4) và kích Next.

    Hình 4: Chọn bảo mật các kết nối không dây
    Với mỗi bộ điều khiển hoặc điểm truy cập không dây, kích Add để tạo một entry máy khách RADIUS mới. Nhưng những gì thể hiện trong hình 5, bạn sẽ phải chỉ định tên, đây là thứ giúp bạn dễ phân biệt, địa chỉ IP hoặc DNS và bí mật chia sẻ Shared Secret.

    Hình 5: Nhập vào các thông tin chi tiết cho bộ điều khiển hay điểm truy cập không dây của bạn
    Các bí mật này rất quan trọng cho việc nhận thực và mã hóa. Hãy nhập vào các chi tiết phức tạp và có độ dài nhất định, giống như mật khẩu. Chúng cần phải mang tính duy nhất đối với mỗi bộ điều khiển hay AP không dây. Sau đó bạn cần phải nhập các bí mật chia sẻ Shared Secret như vậy vào các bộ điều khiển hay AP tương ứng. Nhớ giữ bí mật chúng, lưu chúng vào một nơi nào đó an toàn.
    Về phương pháp nhận thực, Authentication Method, chọn Microsoft Protected EAP (PEAP) vì chúng ta đang sử dụng PEAP.
    Kích nút Configure…, chọn chứng chỉ mà bạn đã tạo trước, kích OK.
    Trong cửa sổ Specify User Groups (xem hình 6), kích Add.

    Hình 6: Bổ sung các nhóm người dùng mà bạn muốn họ có thể kết nối
    Trong các hộp thoại Select Group, nhập vào các nhóm, kích Advanced để tìm kiếm các nhóm có sẵn. Nếu chưa tạo các nhóm bổ sung, bạn hãy chọn Domain Users để cho phép người dùng và Domain Computers cho nhận thực máy nếu các bộ điều khiển hay AP của bạn hỗ trợ nó. Nếu nhận được thông báo lỗi rằng miền đó không tồn tại, bạn hãy khởi động lại máy chủ Active Directory Domain Services và thực hiện lại lần nữa.
    Khi đã thêm các nhóm mong muốn, kích Next để tiếp tục.
    Trong cửa sổ Configure a VLAN (xem hình 7), nếu mạng của bạn (switch và các bộ điều khiển hay AP) hỗ trợ VLAN và bạn đã cấu hình chúng, khi đó hãy kíchConfigure… để thiết lập chức năng VLAN.

    Hình 7: Kích nút Configure để định nghĩa các thiết lập VLAN
    Giờ đây bạn đã thực hiện xong việc cấu hình VLAN, hãy kích Next.
    Xem lại các thiết lập và kích Finish.
    Cấu hình các bộ điều khiển hoặc AP không dây
    Giờ là lúc chúng ta thực hiện cấu hình các bộ điều khiển hay các điểm truy cập không đây. Đầu tiên, hãy triệu gọi giao diện web bằng cách nhập địa chỉ IP của chúng vào trình duyệt. Sau đó điều hướng đến các thiết lập không dây.
    Chọn -Enterprise hoặc WPA2-Enteprise. Về kiểu mã hóa, chọn TKIP if using WPAorAES if using WPA2. Sau đó nhập vào địa chỉ IP cho máy chủ RADIUS, đây là máy Windows Sever mà bạn thiết lập. Tiếp đến, nhập vào các bí mật chia sẻ mà bạn đã tạo trước đó cho bộ điều khiển và AP. Sau đó lưu lại các thiết lập.
    Cài đặt chứng chỉ CA tên máy khách
    Trong phần 1, bạn đã tạo chứng chỉ máy chủ và Certificate Authority (CA) cho riêng mình. Vì vậy bạn cần cài đặt CA vào các máy khách của mình. Bằng cách này, máy khách có thể hợp lệ hóa máy chủ trước khi thực hiện nhận thực.
    Nếu đang điều hành một mạng miền bằng Active Directory, bạn cần triển khai chứng chỉ này với Group Policy. Mặc dù vậy, cũng có thể tự mình thực hiện việc cài đặt nó, đây là những gì chúng ta sẽ thảo luận.
    Để xem và quản lý các chứng chỉ trong Windows Server 2008, triệu gọi Certificate Manager. Nếu bạn đã lưu MMC đó vào desktop của mình trong phần 1, hãy mở nó. Bằng không hãy làm theo các bước dưới đây:
    1. Kích Start, đánh MMC và nhấn Enter.
    2. Trên cửa sổ MMC, kích File>Add/Remove Snap-in.
    3. Chọn Certificates và kích Add.
    4. Chọn Computer account và kích Next.
    5. Chọn Local computer, kích Finish, sau đó kích OK.
    Mẹo: Bạn nên lưu MMC này ra desktop của mình để dễ truy cập sau này: kíchFile>Save.
    Mở rộng Certificates (Local Computer Account), mở Personal, kíchCertificates.
    Như những gì thể hiện trong hình 8, kích phải vào chứng chỉ có tận cùng là CA, sau đó chọn All TasksExport…. Sau đó thực hiện theo wizard để export. Khi được nhắc nhở, không export khóa riêng mà sử dụng định dạng DER. Bạn nên export vào ổ USB để có thể mang đến các máy khách khác một cách dễ dàng.

    Hình 8: Export chứng chỉ CA để cài đặt vào các máy khách
    Lúc này trên các máy khách, kích đúp chứng chỉ và kích nút Install Certificate(hình 9). Sử dụng wizard để import nó vào kho chứa Trusted Root Certificate Authorities.

    Hình 9: Cài đặt chứng chỉ CA vào máy khách
    Cấu hình các thiết lập mạng trên máy khách
    Bạn có thể cấu hình các thiết lập mạng. Giống như việc cài đặt chứng chỉ, bạn có thể đẩy các thiết lập mạng cho các máy khách bằng Group Policy nếu đang điều hành một mạng miền bằng Active Directory. Mặc dù vậy bạn vẫn có thể cấu hình một cách thủ công các máy khách, giống như cách được thảo luận với Windows XP, Vista và 7 dưới đây.
    Đầu tiên, tạo một network profile hoặc entry mạng ưa thích. Với Security Typechọn WPA-Enterprise hoặc WPA2-Enteprise. Với Encryption Type, chọn TKIP if using WPA hoặc AES if using WPA2.
    Mở network profile và chọn tab Security (trong Vista & 7) hoặc tabAuthentication (trong XP). Trong XP, tích tùy chọn Enable IEEE 802.1x authentication for this network.
    Với Network Authentication method (trong Vista & 7, như thể hiện trong hình 10) hoặc EAP Type (trong XP), chọn Protected EAP (PEAP). Trong XP, cũng hủy chọn cả hai hộp kiểm dưới cùng của cửa sổ.

    Hình 10: Chọn PEAP làm phương pháp nhận thực
    Chỉ trong Windows 7, kích nút Advanced Settings trong tab Security. Sau đó trên cửa sổ Advanced Settings, tích tùy chọn Specify authentication mode, chọn User Authentication, và kích OK để trở về tab Security.
    Kích Settings (trong Vista & 7) hoặc nút Properties (trong XP).
    Sau đó trong hộp thoại Protected EAP Properties, thực hiện theo các bước sau (hình 11 thể hiện một ví dụ):
    • Tích vào hộp đầu tiên, Validate server certificate.
    • Tích hộp chọn thứ hai, Connect to these servers, và nhập vào tên đầy đủ của máy chủ. Nếu cần, tìm nó trên Windows Server bằng cách kích Start > Server Manager.
    • Trong hộp danh sách Trusted Root Certification Authorities, chọn chứng chỉ CA mà bạn vừa nhập.
    • Chọn Secured password (EAP-MSCHAP v2) làm phương pháp nhận thực.

    Hình 11: Cấu hình các thuộc tính PEAP
    • Kích nút Configure. Nếu bạn điều hành một mạng miền bằng Active Directory, nên tích tùy chọn này. Ngược lại, hãy hủy chọn nó để người dùng có thể nhập vào username và password của họ và sau đó kết nối với mạng.
    Cuối cùng, kích OK trên các cửa sổ để lưu thiết lập.
    Kết nối và đăng nhập!
    Giờ đây bạn đã cấu hình được máy chủ, các AP và có thể thực hiện kết nối.
    Trên máy khách, chọn mạng từ danh sách các mạng không dây có sẵn. Trừ khi bạn đã kích hoạt chế độ máy khách tự động sử dụng đăng nhập Windows của nó, bằng không bạn sẽ được nhắc nhở nhập vào các chứng chỉ đăng nhập, như hình 12. Sử dụng tài khoản trên Windows Server nằm trong nhóm đã cấu hình trước trong phần Network Policy and Access Services. Nếu chọn nhóm Domain Users, tài khoản Administrator cần được cho phép mặc định.

    Hình 12: Cửa sổ đăng nhập
    Kết luận
    Giờ đây bạn đã có một mạng mã hóa Enterprise và nhận thực 802.1X, để có được điều đó, chúng ta cần phải thực sự cảm ơn Windows Server 2008 với chức năng RADIUS đi kèm. Trong bài chúng tôi đã giới thiệu được cho các bạn cách thiết lập máy chủ, các AP, máy khách cho nhận thực PEAP. Người dùng giờ đây đã có thể đăng nhập bằng các tài khoản của họ.
    Để quản lý các thiết lập máy chủ RADIUS, chẳng hạn như việc add hoặc remove các AP, sử dụng tiện ích Network Policy Server: kích Start>All Programs>Administrative Tools>Network Policy Server.





    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : longhuong



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    Scroll to Top