728x90 AdSpace

  • Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

    Phân tích League of Legends và Dota theo góc nhìn của sản phẩm Internet

    nino24 ) - Phân tích League of Legends và Dota theo góc nhìn của sản phẩm Internet
    Cùng bàn luận về lịch sử phát triển của 2 tựa game cũng như chiến lược tung ra thị trưởng của chúng

    Dota và LOL vốn là 2 cái tên đang làm tốn rất nhiều giấy mực của làng báo game hiện nay. Xét theo một góc độ nào đó, sự cạnh tranh của 2 tựa game này khá căng thẳng và gay gắt, nó có nhiều nét tương đồng với sự cạnh tranh giữa 2 sản phẩm Internet. Hôm nay, chúng ta hãy “mặc kệ” những lời phán xét về game nào hay hơn, mà thử nhìn từ góc độ chiến lược phát triển sản phẩm, đến các hoạt động marketing truyền thông để chiếm lĩnh thị trường của cả Dota lẫn LOL. Một góc nhìn theo cách mà những người làm sản phẩm Internet vẫn hay dùng


    Dota đã mở ra kỷ nguyên MOBA như thế nào?

    Cách đây gần 10 năm, Dota bắt đầu phát triển từ một bản mở rộng của game Warcraft. Lúc bấy giờ tựa game này vẫn còn khá thịnh hành, việc cài Warcraft không quá khó khăn, cấu hình máy tính lại đòi hỏi khá thấp nên Dota có thể dễ dàng tiếp cận đến các game thủ.

    Thêm vào đó, thời điểm Dota phát triển các tựa game E-Sport khác bắt đầu thoái trào. Starcraft bị độc chiếm bởi các gamer cực kỳ chuyên nghiệp đến từ Hàn Quốc, AOE dần ít người chơi và phát triển co cụm tại khu vực Đông Á. Các tựa game bắn súng hay bóng đá thì vốn vẫn kén người chơi do lỗi chơi không có quá nhiều đột biến. Chính điều này đã khiến Dota trở thành một làn gió mới với làng game thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Số người chơi Dota ngày một tăng cao, người chơi ít có xu hướng rời bỏ nó như các game online khác. Các giải đấu được tổ chức thường xuyên trên toàn thế giới. Thậm chí một số vận động viên chuyên nghiệp của Dota được hâm mộ không kém gì các ngôi sao điện ảnh hay ca nhạc.

    Cùng thêm nội dung và cách thức chơi game hấp dẫn, Dota dần mở ra một kỷ nguyên mới của thể loại MOBA ( cách gọi chung của những tựa game như Dota hay LOL ). Cũng giống như facebook cách đây vài năm làm cả xã hội phải chú ý hơn đến khái niệm Social network.


    Icefrog hiện nay vẫn đang phát triển Dota trên nền tảng Warcraft một cách thành công

    LOL đã chiếm lĩnh thị trường như thế nào?

    Dota càng ngày càng phát triển, nhưng nền tảng của nó là Warcraft không có gì thay đổi. Trong khi đó phần cứng ngày một phát triển nhanh, gamer thì ngày càng chuộng các game có đồ họa đẹp, nên Dota dần trở nên lỗi thời. Ngoài ra, nền tảng của Warcraft khá “lỗi thời” nên dễ bị các hacker dùng phần mềm thứ 3 để can thiệp dẫn đến việc hack, cheat cao. Lúc này các game thủ hâm mộ thể loại MOBA đòi hỏi một thứ gì đó cao hơn Dota để thỏa mãn cơn khát của họ. Đây cũng là yếu tố làm cho một số sản phẩm Internet không kịp đổi mới đáp ứng nhu cầu người dùng rất dễ "chết yểu"


    Riot đã thực sự thành công khi đi sau nhưng lại phát triển cực thịnh

    Hiểu được điều này, một số nhà phát triển đã bắt đầu sản xuất các tựa game MOBA mới như Hero of Newerth ra đời. Nhưng để đưa nó lên tầm cao mới thì phải kể đến nhà phát triển Riot game. Đầu tiên là việc việc lôi kéo 2 tên tuổi: Pendragon và Guinsoo để phát triển tựa game mà cả thế giới biết đến với cái tên League of Legends. Đây chính là cách mà những người trong ngành Internet vẫn dùng khi muốn phát triển sản phẩm của mình vượt qua đối thủ. Có thể lấy ví dụ gần đây nhất khi bà Marissa Meyers giám đốc điều hành của google sang làm CEO cho Yahoo để vực lại công ty này.Và ngay lập tức Yahoo đã có những tín hiệu rất khả quan.

    Nói qua một chút về 2 thành viên Pendragon và Guinsoo, cả hai đều là những thành viên đặt nền móng vững chắc cho Dota. Nên có thể nói Riot thừa hiểu điểm mạnh, điểm yếu của Dota và phát triển LOL theo con đường thông minh nhất.

    Đầu tiên phải kể đến chiến lược truyền thông và tiếp thị của LOL, Riot game đã chi rất mạnh tay vào các khoản như làm cộng đồng, marketing lẫn truyền thông. Đây là điểm yếu của Dota, Dota là một tựa game hoàn toàn miễn phí, nó cũng không hẳn là “con” của nhà sản xuất Bilzzard nên gần như “cha chung không ai khóc”, các hoạt động truyền thông, marketing hay làm cộng đồng đều dừng ở mức “hữu xạ tự nhiên hương”. Nhờ những hoạt động cộng đồng, các chiêu trò marketing và các giải đấu được tổ chức như “gà đẻ trứng” mà LOL nhanh chóng thẩm thấu đến cộng đồng gamer. Bên cạnh đó là lối chơi mới mẻ, tránh trùng lặp nhiều với Dota nên LOL ngày một khẳng định vị thế của mình trong thể loại MOBA.

    Dota2, sự phục hận của Dota

    Để cho một “tượng đài” như Dota rơi vào quên lãng là một điều hết sức phí phạm. Lúc này nhà sản xuất Valve Coporation bắt đầu nhảy vào cuộc và phát triển Dota 2. Chiến lược của nhà sản xuất này là nhờ Icefog, người đang rất thành công trong việc phát triển các phiên bản của Dota hỗ trợ phát triển tựa game này.

    Mặc dù tựa game này nhanh chóng chiếm lại cảm tình của những người hâm mộ nó từ phiên bản trước. Nhưng lại có một điểm yếu: chính là cấu hình Dota2 lại đòi hỏi cao hơn hẳn LOL. Điều này làm Dota 2 hạn chế hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình và bỏ qua hẳn những game thủ nghèo.

    Nếu xét riêng về mô hình kiếm tiền, Dota 2 rõ ràng thua xa so với LOL. Dota 2 chủ yếu kiếm tiền từ việc bán các item trong game thì cách kiếm tiền của LOL lại đa dạng và phong phú hơn hẳn, từ việc mua ngọc để hỗ trợ trong game cho đến mua tướng hoặc mua quần áo cho nhân vật. Tuy nhiên chính việc sử dụng tiền của LOL cũng có một nhược điểm chết người đó là việc tạo ra sự mất công bằng trong game, điều cực kỳ cấm kỵ với các thể loại sử dụng kỹ năng là chính. Song, Riot đã khá thông minh khi hạn chế tiêu cực bằng cách phân cấp ( level) người chơi với nhau để đảm bảo người chơi không được trang bị ngọc sẽ gặp được những người chơi như vậy trong cùng một trận đấu.


    Dota2 liệu có đòi lại được những gì đã mất?

    Về cách thức phân phối thì Dota 2 của Valve sử dụng Steam, đồng nghĩa với việc có thể tận dụng lượng khách hàng cực lớn của mình: 25 triệu tài khoản ( chiếm 70% thị phần phân phối điện tử trên toàn cầu ). Người chơi Dota2 đều có thể tự do đụng độ các đối thủ khác trên cùng một khu vực chứ không hạn chế là người chơi cùng quốc gia với mình. Trong khi đó LOL lại lựa chọn cách phân phối theo khu vực. Với mỗi một nước sẽ có một cụm máy chủ và một đơn vị khác nhau đứng ra phụ trách phát triển thể loại game này. Nó giúp cho tựa game này có thể phát triển cộng đồng một cách linh hoạt phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của từng nơi. Đồng thời việc kết nối với nhau cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Mặc dù Dota 2 nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng game thủ. Nhưng thời điểm Dota 2 ra mắt là lúc Lol dần khẳng định được vị thế của mình. Chính vì thế gần như để chiếm lại được những gì đã mất, nó còn đòi hỏi chiến lược và cách phát triển của cả Valve lẫn Riot trong thời gian tới.

    Người thắng, kẻ thua?

    Theo báo cáo gần đây nhất, trong quý đâu tiên của năm 2013, Dota 2 đã vượt qua LOL và trở thành game được yêu thích nhất tại các nước phương tây ( số liệu lấy từ khoảng 23 triệu game thủ ). Đáp lại điều này, Riot game đã tuyên bố, những lúc cao điểm LOL có khoảng 5 triệu người chơi cùng một lúc trong khi đó Dota 2 chỉ loanh quanh con số 200.000 ~ 500.000 gamer.


    Trong khi League of Legends ở khu vực phương Tây đang chững lại thì Dota tiếp tục đà đi lên của mình

    Về doanh thu thì có thể nói LOL đã đóng góp một khoản đáng kể vào tổng doanh thu ước tính lên đến 200 triệu USD của Riot . Với lợi nhuận mà LoL đem lại cùng khoảng tổng số 32 triệu người chơi của mình chắc chắn rằng trong tương lai hãng này sẽ tiếp tục marketing truyền thông mạnh mẽ cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó là hàng loạt giải đấu lớn cùng những phát triển mới cho dòng game này.

    Mới đây, Dota 2 đã có những chuyển biến mới trong lối chơi của mình. Khiến cho sản phẩm này đang trở nên khác biệt và độc lập so với phiên bản của nó trên Warcraft. Những tưởng điều này sẽ làm mếch lòng fan hâm mộ Dota. Song hướng đột phá này của Valve lại tỏ ra khá hiệu quả với các chỉ số rất tốt.

    Mặc dù doanh thu của Dota vẫn còn là một dấu hỏi lớn ( Đóng góp bao nhiêu trong số 2,5 tỷ USD doanh thu dự kiến của Valve trong năm 2013?). Song nhà phát triển này lại rất khéo léo trong việc làm giảm các chi phí của mình bằng cách tận dụng cộng đồng có sẵn trong dota ( Phát triển các team làm đồ riêng cho Hero, bán và ăn tiền hoa hồng, tổ chức các giải đấu bằng tiền quyên góp của cộng đồng v...v…) Nên nhìn chung Dota vẫn sẽ tạo ra những món lời nhất định cho Valve. Quan trọng nhất chính là hệ sinh thái của hãng này đang hướng đến là khoảng 11.000 trò chơi, và hơn 25 triệu người dùng. Dota chỉ đóng một vai trò nhất đỉnh để thúc đẩy cả hệ thống Steam đi lên.


    Một thống kê khá thú vị giữa 3 tựa game MOBA hàng đầu hiện nay

    Có lẽ câu chuyện ai là kẻ chiến thắng trong thể loại game MOBA vẫn còn là một ẩn số. Nhiều người đã sớm khẳng định rằng, LOL đang là kẻ chiếm lĩnh thị trường với doanh thu và lượng người chơi đông đảo nhất thế giới hiện nay. Các bảng xếp hạng cũng luôn ưu ái dành cho tựa game này ở vị trí số một.

    Nhưng đừng quên rằng, ngoài việc xét đến lượng người dùng cũng như khả năng sinh lời của chúng thì vòng đời cũng như thời gian tồn tại là một phần không thể bỏ qua với bất kỳ sản phẩm Internet nào. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, trong gần 10 năm qua thì Dota mới đang thực sự là sản phẩm Internet mạnh nhất. Dù sau này cuộc chiến này có ngã ngũ thì cái tên Dota vẫn sẽ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về MOBA. Bởi lẽ người ta chỉ nhắc đến người đầu tiên bước chân lên mặt trăng chứ chẳng ai nói về người thứ 2 bước lên nó cả.



    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino 24



    Nhập địa chỉ email vào form bên dưới để nhận được tin từ đề tài này sớm nhất
    ( Vui lòng kích hoạt email khi nhận được link kích hoạt nhé )



    Nếu thấy hay thì click vào nút follow (G+) bên dưới nhé ! Thanks !

    Nếu thấy hay thì click vào nút thích (Like) bên dưới nhé ! Thanks !
    • Nino24 Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: Phân tích League of Legends và Dota theo góc nhìn của sản phẩm Internet Rating: 5 Reviewed By: Poster
    Scroll to Top