728x90 AdSpace

  • Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

    Những nguyên tắc nằm lòng khi nâng cấp cấu hình cho desktop

    nino24 ) - Những nguyên tắc nằm lòng khi nâng cấp cấu hình cho desktop

    Điều chúng ta cần quan tâm nhất khi nâng cấp máy tính, đặc biệt là máy tính chơi game chính là tính tương thích giữa linh kiện mới và các thành phần cũ.

    Điều chúng ta cần quan tâm nhất khi nâng cấp máy tính, đặc biệt là máy tính chơi game chính là tính tương thích giữa linh kiện mới và các thành phần cũ. Mọi việc không chỉ đơn giản là vung tiền ra mua món đồ đắt nhất trong cửa hàng, đem về lắp vào máy là xong. Quá qua loa và thiếu sự cân nhắc kĩ lưỡng, bạn sẽ chỉ mất tiền oan mà thôi. Sau đây là những kinh nghiệm rất quí báu giúp cho những ai đang có ý định nâng cấp PC tránh được cảnh "tiền mất, tật mang".
    I/ Card đồ họa (VGA)

    1/ Bộ nguồn (PSU)

    Đây là yếu tố cực kì quan trọng mà mọi người rất hay “quên”. Do nhiều lý do (chủ yếu là lý do tài chính), chúng ta thường trang bị bộ nguồn công suất “vừa xoẳn” khi mua máy. Hệ quả là đến lúc rước card đồ họa mới về, nhiều người mới ngã ngửa ra là... nguồn không kham nổi. Bởi vậy các game thủ có kinh nghiệm đều đầu tư sẵn bộ nguồn tốt ngay từ đầu đề phòng nhu cầu nâng cấp về sau. Người viết chỉ muốn nhắc rằng: hãy lưu ý đến công suất nguồn bạn đang sử dụng, có đủ nguồn cấp phụ cho card đồ họa đang “ngắm nghía” hay không. Nếu không bạn sẽ phải cân nhắc giữa các giải pháp sau: nâng cấp 1 lúc cả VGA cả nguồn; lựa chọn VGA hợp với bộ nguồn đang xài hoặc thậm chí... ngừng ý định nâng cấp.

    Đầu cấp phụ 6-pin cho VGA. Không có cái này thì đừng mong cắm GTS 250.
    Chú ý: rất nhiều bộ nguồn cũ thịnh hành cách đây vài năm như Arrow, GOLDEN... tuy ghi công suất trên vỏ đến 500, 600W nhưng kì thực công suất thực chỉ khoảng 200 -> 250W, được gọi là nguồn noname. Hãy kiểm tra thật kĩ xem nguồn mình đang sử dụng có thuộc loại này không trước khi hí hửng cắm card vào, nếu không thì... BỤP!
    2/ Màn hình (Monitor)

    Sự thực là kích cỡ màn hình chẳng ảnh hưởng gì đến hiệu năng VGA cả. Có điều nếu sở hữu màn hình độ phân giải nhỏ, bạn sẽ chẳng cần tới các card đồ họa “khủng long” vẫn có thể chơi game max setting. Giả dụ như HD 5770 quá đủ để chiến game ở 1280 x 1024, GTX 460 cân tốt 1600 x 900... Nếu ngân sách nâng cấp dư dả hơn các lựa chọn trên? Hãy nghĩ đến chuyện thay nốt cả màn hình.
    3/ Bộ xử lý (CPU)

    Có một hiện tượng rất đáng để “lăn tăn” mỗi khi nâng cấp VGA – đó là “nghẽn cổ chai”, tức CPU quá yếu không theo kịp VGA, gây giảm hiệu năng thật sự của VGA. Giả dụ bạn đang dùng bộ xử lý Dual Core E5200, tôi cam đoan rằng gắn card đồ họa cực khủng GTX 570 vào cũng chẳng mạnh hơn HD 5770 là bao. Trên thực tế không có quy chuẩn nào đánh giá card đồ họa nào nên đi với bộ xử lý nào để không nghẽn, chỉ có cách tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm. Nếu card đồ họa định mua quá lệch so với bộ xử lý, bạn nên cân nhắc giữa 2 lựa chọn: giảm bớt ngân sách cho VGA chi sang CPU; hoặc nâng cấp VGA trước rồi dành tiền nâng CPU sau.

    Một biểu đồ thể hiện “nghẽn cổ chai”. Cùng VGA nhưng khung hình khác nhau.
    4/ Bo mạch chủ

    Các card đồ họa hiện nay đều sử dụng giao tiếp PCI-express 2.0 có băng thông gấp đôi PCI-express 1.1. Nếu bạn cắm card đồ họa mới vào bo mạch chủ sử dụng khe cắm PCI-express 1.1 cũ (như G41 hay P35 chẳng hạn), chúng vẫn hoạt động tương thích với nhau nhưng băng thông dành cho card đồ họa sẽ chỉ còn 1 nửa. Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng, từ các card đồ họa mạnh cỡ GTX 460 hay HD 6850 trở lên sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng nghẽn (tùy game). Hãy tính đến điều này khi có ý định đầu tư cho các VGA mạnh như GTX 560 Ti hay HD 5870.

    Gigabyte Z68P-DS3-B3 – hỗ trợ CrossFire 16x/4x thì cũng như không
    Cũng vẫn vấn đề nghẽn băng thông: nếu có ý định chạy SLI hay CrossFire 2 card đồ họa, hãy quên khẩn trương các bo mạch chủ chạy ở chế độ 8x/8x giao tiếp 1.1 hoặc 16x/4x. Đó sẽ là một sự lãng phí hiệu năng & tiền bạc khủng khiếp. Thông tin về điều này có thể tham khảo trên trang chủ của sản phẩm.
    II/ Nguồn máy tính (PSU)

    Bộ nguồn ít khi ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống, bởi vậy nâng cấp PSU thực chất chỉ để chạy theo việc lên đời các thành phần khác “háu” điện hơn như card đồ họa và bộ xử lý. Ngoài vấn đề công suất mà người viết đã đề cập ở trên, bạn cũng nên đặc biệt quan tâm đến hiệu suất & hệ số công suất của chúng. Đây là 2 khái niệm người dùng cực hay nhầm lẫn.

    Hai chỉ số này thể hiện mức độ sử dụng điện năng hiệu quả của bộ nguồn và đều có giá trị nhỏ hơn 1. Không bao giờ có chuyện hiệu suất đạt 100% do một phần năng lượng bị tiêu tốn dưới dạng nhiệt và cơ. Cũng khó có thể bắt gặp một bộ nguồn có hệ số công suất đạt 1 do trong thiết bị luôn có thành phần điện kháng (cuộn cảm) và điện dung (tụ điện).

    Ví dụ nếu hệ thống của bạn tiêu thụ 500 W, bộ nguồn có hiệu suất 80% và hệ số công suất 0,9 thì hóa đơn tiền điện phải trả sẽ là: 500 / (0,8 x 0,9) = 694 W.

    Đối với các bạn sử dụng máy tính tại gia, vấn đề này có vẻ không đáng lăn tăn lắm, nhưng đối với người dùng ở trọ với giá điện cắt cổ thì việc tính toán kĩ càng là rất cần thiết. Tất nhiên hiệu suất & hệ số công suất càng cao giá càng đắt. Do vậy bạn sẽ phải nghiên cứu trước xem về lâu về dài thì phương án nào lợi hơn.

    Lấy 1 so sánh trực quan như sau: Giả sử hệ thống của bạn có công suất tiêu thụ 300 W và bạn đang phân vân giữa 2 bộ nguồn CoolerMaster Power Extreme Plus 550W và XFX ProSeries 550W. Giá điện tạm tính là 1.651 VNĐ/số (cho số điện 151 -> 200).


    Như vậy, bộ nguồn XFX ProSeries 550W tuy đắt hơn CoolerMaster Power Extreme Plus 550W tới 250.000 VNĐ nhưng bù lại tiết kiệm hóa đơn tiền điện hơn tới 28%. Con số khá shock mà ít ai để ý đến.
    Để tiết kiệm điện, hãy cố gắng tìm kiếm bộ nguồn có hiệu suất và hệ số công suất càng cao càng tốt. Chi tiết về việc lựa chọn bộ nguồn, bạn đọc có thể tham khảohttp://genk.vn/c188n20110527055213153/nguon-may-tinh-nhung-dieu-can-biet-va-cac-san-pham-dang-mua-nhat.chn
    III/ Bộ xử lý (CPU)

    Có lẽ điều đáng quan tâm duy nhất khi nâng cấp CPU chỉ là nền tảng của chúng. Mỗi một nền tảng CPU chỉ có thể đi cùng bo mạch chủ hỗ trợ. Ví dụ các bộ xử lý socket 775 (Core 2 Quad Q9550, Q9650...) chỉ có thể cắm vào các bo mạch chủ cùng socket 775 như P35, P43, P45... Nói cách khác, nếu muốn nâng cấp CPU lên nền tảng cao hơn (như E5200 socket 775 lên Core i5-750 socket 1156), việc thay bo mạch chủ là bắt buộc.

    Còn một điều nữa cần nhớ: không phải bo mạch chủ nào cũng hỗ trợ ép xung tốt (chipset G31, G41...), thậm chí còn không ép xung được (chipset H61, H67...). Ngoài ra điện năng tiêu thụ sau ép xung cũng rất... khó lường, nên cũng phải đề phòng khả năng nguồn không gánh được. Bạn có thể tham khảo điện năng tiêu thụ toàn hệ thống đang (hoặc sắp) sử dụng tạihttp://extreme.outervision.com/psucalculatorlite.jsp
    IV/ Bộ nhớ trong (RAM)

    Đối với cả nhu cầu chơi game, công việc hay ứng dụng thông thường, 4 GB RAM là con số khá đẹp. Với nhiều hơn 4 GB RAM, hiệu năng đa phần chỉ tăng chút ít, thậm chí không tăng. Còn ít hơn, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hệ thống chạy nặng nề hơn. Người viết khuyến cáo nếu có điều kiện, hãy nâng cấp bộ nhớ RAM lên 4 GB.

    Gskill Ripjaws 1600 MHz cas 9 – kit RAM có hiệu năng/giá thành rất cao
    Ngoài dung lượng, RAM còn có 2 thông số đáng chú ý là băng thông nhớ (bus) và độ trễ (cas). Theo các review từ các nguồn nổi tiếng, độ trễ ảnh hưởng rất ít đến hiệu năng hệ thống (mà lại đắt hơn nhiều), trong khi băng thông nhớ thì ảnh hưởng rõ rệt hơn. Băng thông nhớ 1066 MHz cho RAM DDR2 và 1600 MHz cho RAM DDR3 là những con số đẹp nhất cân đối hợp lý giữa hiệu năng và giá thành mà bạn nên quan tâm.









    Nguồn :
    Người viết :
    Biên soạn lại : Nino 24
    • Nino24 Comments
    • Facebook Comments
    Item Reviewed: Những nguyên tắc nằm lòng khi nâng cấp cấu hình cho desktop Rating: 5 Reviewed By: Poster
    Scroll to Top